Bán hàng trên sàn thương mại điện tử có cần đăng ký kinh doanh không?

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử có cần đăng ký kinh doanh không? Nội dung bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết hơn.

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử có cần đăng ký kinh doanh không? Nội dung bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết hơn.

  • Thứ tư, 25/10/2023 |
  • Dịch vụ Giấy phép |
  • 278 Lượt xem

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử có cần đăng ký kinh doanh không?

Sàn thương mại điện tử là một website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu của website có thể tiến hành toàn bộ hoặc một phần quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website đó.

Với xu thế hiện đại hóa hiện nay các sàn thương mại điện tử đang phát triển ngày một lớn mạnh và bền vững. Bán hàng trên sàn thương mại điện tử có cần đăng ký kinh doanh không?Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây nhé.

Mục lục

    Sàn thương mại điện tử là gì?

    Sàn thương mại điện tử là một website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu của website có thể tiến hành toàn bộ hoặc một phần quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website đó.

    Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

    Như vậy, thương mại điện tử bản chất vẫn là hoạt động mua bán hàng hoá nhưng thay vì diễn ra trực tiếp thông qua hành vi của các cá nhân, tổ chức thì sẽ diễn ra trên mỗi trường Internet trên các nền tảng là các website bán hàng, mạng viễn thông được đăng ký theo quy định của pháp luật.

    Một số sàn giao dịch thương mại điện tử lớn tại Việt Nam có thể kể đến như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo,…

    Có thể thấy sàn thương mại điện tử đã mang đến vô số những tiện ích cho người tiêu dùng. Đồng thời người mua còn được nhận hàng tại nơi yêu cầu. Vì thế có thể nói đây là một kênh buôn bán được nhiều chủ shop lựa chọn nhất cho việc kinh doanh. 

    Vai trò của sàn thương mại điện tử

    Sàn thương mại điện từ là một hình thức kinh doanh online phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, sàn thương mại điện tử có vai trò như sau:

    Vai trò đối với các doanh nghiệp

    – Giúp cho doanh nghiệp có thể thiết lập sự hiện diện của người dùng trên thị trường, qua đó mở ra những cách thức quảng bá, tiếp cận cũng như giới thiệu sản phẩm một cách hiệu quả, tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng và nhanh chóng.

    – Đưa những sản phẩm đến khách hàng một cách đúng lúc và nhanh chóng. Đặc biệt là cho người mua quyền được so sánh, chọn lựa để tìm ra bên cung cấp tốt nhất. Họ có thể nắm rõ các thông tin của bên bán cũng như sản phẩm được bán. 

    Vai trò đối với những người tiêu dùng

    – Nền tảng thương mại điện tử ra đời như một giải pháp vô cùng hữu ích và thiết thực đối với người tiêu dùng bởi nhu cầu sử dụng những tiện ích này ngày càng được tăng cao.

    – Người tiêu dùng có như cầu mua sắm và nhận được những tiện ích từ sàn thương mại điện bởi giá cả cạnh tranh, sản phẩm phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng. Họ cũng không mất quá nhiều thời gian để đến cửa hàng chọn lựa và phải tự mang đồ về.

    – Được hỗ trợ tối ưu quá trình thanh toán và vận chuyển.

    Ai được phép kinh doanh thương mại điện tử?

    Trước khi trả lời câu hỏiBán hàng trên sàn thương mại điện tử có cần đăng ký kinh doanh không? cần nắm được các đối tượng được phép kinh doanh thương mại điện tử.

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:

    – Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;

    – Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;

    – Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.

    Bán hàng trên sàn thương mại điện tử có cần đăng ký kinh doanh không?

    Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Nghị định này, một số từ ngữ đ­ược hiểu nh­ư sau:

    1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

    a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

    b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

    c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

    d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

    đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

    e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

    Như vậy nếu không thuộc một trong các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh trên thì phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Về nguyên tắc, mọi hoạt động kinh doanh thường xuyên, liên tục phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Do đó trường hợp bán hàng trên sàn thương mại điện tử cần đăng ký kinh doanh.

    Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

    Để thiết lập website thương mại điện tử bán hàng thì các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP như sau:

    – Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân;

    –  Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định.

    Thủ tục để mở website thương mại điện tử bán hàng như thế nào?

    Thủ tục dăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được thực hiện theo quy định tại Điều 55 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP như sau:

    – Thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.

    – Hồ sơ đăng ký bao gồm:

    + Đơn đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

    + Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập (đối với tổ chức); bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp (đối với thương nhân), giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài);

    + Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định;

    + Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;

    + Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung, nếu có;

    + Các tài liệu khác do Bộ Công Thương quy định.

    Trách nhiệm của người kinh doanh online trên mạng xã hội

    Trách nhiệm của người kinh doanh online trên mạng xã hội như sau:

    – Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định 52/2013/NĐ-CP cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.

    – Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

    – Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

    – Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 52/2013/NĐ-CP khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

    – Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.

    – Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

    – Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là những chia sẻ của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc về Bán hàng trên sàn thương mại điện tử có cần đăng ký kinh doanh không? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!