Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Hà Nội
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Hà Nội như thế nào? Quý độc giả cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Hà Nội
Quảng cáo có thể được thực hiện thông qua nhiều kênh truyền thông khác nhau, bao gồm truyền hình, radio, tạp chí, báo, trang web và mạng xã hội. Mục đích của quảng cáo là tạo ra sự nhận thức, tăng doanh số bán hàng và xây dựng thương hiệu của một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Hà Nội như thế nào? Quý độc giả cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.
Quảng cáo là gì?
Quảng cáo là một hoạt động tiếp thị, thông qua đó các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân cố gắng thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng bằng cách giới thiệu hoặc quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng của họ. Quảng cáo có thể được thực hiện thông qua nhiều kênh truyền thông khác nhau, bao gồm truyền hình, radio, tạp chí, báo, trang web và mạng xã hội. Mục đích của quảng cáo là tạo ra sự nhận thức, tăng doanh số bán hàng và xây dựng thương hiệu của một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo tại Hà Nội
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Hà Nội cần chuẩn bị hồ sơ theo từng lĩnh vực quảng cáo cụ thể như sau:
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo khám bệnh, chữa bệnh, trang thiết bị y tế, thực phẩm, hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
– Giấy đăng ký quảng cáo;
– Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tư nhân, doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế tư nhân thì phải có bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp;
– Đối với thực phẩm phải công bố tiêu chuẩn thì phải có bản sao hợp pháp tiêu chuẩn cơ sở và giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan y tế có thẩm quyền;
– Đối với xin giấy phép quảng cáo thực phẩm phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thì phải có bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn;
– Đối với trang thiết bị y tế phải có tài liệu xác minh nội dung quảng cáo (nếu là tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt) bao gồm các tài liệu về kỹ thuật do nhà sản xuất ban hành đã được cơ quan quản lý trang thiết bị y tế của nước sản xuất chấp nhận hoặc các cơ sở lâm sàng, các viện nghiên cứu được Bộ Y tế Việt Nam ủy quyền thử nghiệm chấp nhận;
– Giấy ủy quyền của đơn vị sở hữu bản công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm quảng cáo (đối với đơn vị được ủy quyền thực hiện quảng cáo);
– Sản phẩm quảng cáo ghi trong băng hình, đĩa hình; băng âm thanh, đĩa âm thanh, đĩa mềm hoặc các vật liệu khác, maket quảng cáo.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thuốc dùng cho người
– Giấy đăng ký quảng cáo;
– Hình thức, nội dung quảng cáo thuốc dùng cho người;
– Tài liệu xác minh nội dung quảng cáo;
– Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị quảng cáo sản phẩm thuốc của công ty sở hữu số đăng ký lưu hành thuốc do Bộ Y tế cấp thì phải có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý cho phép quảng cáo của công ty đó;
– Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt;
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người
– Giấy đăng ký quảng cáo
– Hình thức, nội dung quảng cáo mỹ phẩm;
– Bản sao Phiếu công bố mỹ phẩm đã được cục Quản lý dược/Sở Y tế cấp.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo vắc xin, sinh phẩm y tế
– Giấy đăng ký quảng cáo;
– Hình thức, nội dung quảng cáo vắc xin, sinh phẩm y tế. Nếu quảng cáo trên đài truyền hình, đài phát thanh thì phải gửi băng hình, đĩa hình; băng âm thanh, đĩa âm thanh. Nếu quảng cáo trên báo in, báo điện tử thì phải gửi maket quảng cáo;
– Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với vắc xin, sinh phẩm dự định quảng cáo do Bộ Y tế cấp;
– Tài liệu xác minh nội dung quảng cáo.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
– Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
– Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
– Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
– 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, đĩa mềm kèm theo 02 bản kịch bản (được đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) đối với xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình, điện ảnh, phát thanh.
– 02 bản ma-ket nội dung dự kiến quảng cáo (được đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) và kèm theo file mềm ghi nội dung đăng ký quảng cáo đối với quảng cáo trên báo viết, tờ rơi, pốt-x-tơ (poster), áp phích hoặc in ấn trên vật dụng khác, quảng cáo trên báo điện tử, cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng thông tin điện tử của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, internet
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo trên băng rôn, bảng quảng cáo
– Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo ghi rõ nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo;
– Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo;
– Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách xã hội;
– Ma-két sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chữ ký của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo. Trong trường hợp người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người quảng cáo là tổ chức thì phải có dấu của tổ chức;
– Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn;
– Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo;
– Bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đối với loại bảng quảng cáo phải có giấy phép xây dựng.
Xin giấy phép quảng cáo tại Hà Nội ở đâu?
Tùy vào sản phẩm/ dịch vụ quảng cáo mà cơ quan nhà nước cấp giấy phép quảng cáo sẽ khác nhau, Cụ thể:
– Cục Quản lý dược cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc;
– Cục An toàn thực phẩm cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng; thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em;
– Cục Quản lý khám, chữa bệnh cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật;
– Cục Quản lý y, dược cổ truyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật ;
– Cục Quản lý môi trường y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
– Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế (ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Y tế).
– Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với:
+ Mỹ phẩm của cơ sở đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có trụ sở chính đặt tại địa bàn quản lý của Sở Y tế; Trường hợp quảng cáo mỹ phẩm thông qua hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện thì Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo;
+ Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật.
– Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền:
+ Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
+ Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với hình thức quảng cáo thông qua hội nghị, hội thảo, sự kiện giới thiệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư này tổ chức trên địa bàn;
+ Trả lời ý kiến về nội dung quảng cáo thực phẩm có công bố tác dụng tới sức khỏe khi các cơ quan có thẩm quyền được giao nhiệm vụ cấp giấy xác nhận hoặc thẩm định nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến.
Quy trình dịch vụ xin giấy phép quảng cáo tại Hà Nội của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc
Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép quảng cáo mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Với chất lượng dịch vụ tốt cộng với giá thành phù hợp, rất nhiều khách hàng đã tìm đến và tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ cung cấp dịch vụ theo quy trình:
– Tư vấn cho khách hàng về những yêu cầu đối với hồ sơ đăng ký giấy phép quảng cáo;
– Rà soát, hướng dẫn khách hàng chỉnh sửa nội dung quảng cáo cho phù hợp với quy định của pháp luật;
– Soạn thảo đơn đề nghị, các giấy tờ cần thiết khác phục vụ cho quá trình xin giấy phép quảng cáo;
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tương ứng với loại sản phẩm mà khách hàng quảng cáo;
– Theo dõi, cập nhật tình trạng hồ sơ, tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu cần thiết) và nhận kết quả bàn giao cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Thủ tục xin Giấy phép quảng cáo tại Hà Nội. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc