Thủ Tục Xin Giấy Phép Quảng Cáo Mới Nhất 2024

Xin giấy phép quảng cáo là thủ tục được công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc tư vấn cho nhiều doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động quảng cáo của khách hàng đúng quy định của pháp luật.

Xin giấy phép quảng cáo là thủ tục được công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc tư vấn cho nhiều doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động quảng cáo của khách hàng đúng quy định của pháp luật.

  • Thứ tư, 27/12/2023 |
  • Dịch vụ Giấy phép |
  • 1425 Lượt xem

Thủ Tục Xin Giấy Phép Quảng Cáo Mới Nhất 2024

Giấy phép quảng cáo hay giấy xác nhận nội dung quảng cáo là tài liệu được cơ quan nhà nước cấp cho đơn vị quảng cáo khi đơn vị này muốn quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ của mình ra ngoài thị trường.

Giấy phép quảng cáo là giấy phép cấp cho doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ mình cung cấp, cơ quan đăng ký sẽ thẩm định hồ sơ và cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo sau khi thẩm định hồ sơ và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Mục lục

    Cơ sở pháp lý quy định hoạt động quảng cáo

    – Luật quảng cáo năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2018);

    – Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;

    – Thông tư 09/2015/TT-BYT ban hành ngày 25 tháng 05 năm 2015 quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

    Quảng cáo là gì?

    Quảng cáo là một hoạt động tiếp thị, thông qua đó các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân cố gắng thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng bằng cách giới thiệu hoặc quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng của họ. Quảng cáo có thể được thực hiện thông qua nhiều kênh truyền thông khác nhau, bao gồm truyền hình, radio, tạp chí, báo, trang web và mạng xã hội. Mục đích của quảng cáo là tạo ra sự nhận thức, tăng doanh số bán hàng và xây dựng thương hiệu của một sản phẩm hoặc dịch vụ.

    Ngoài ra, quảng cáo còn là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng. Nói rõ hơn, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người. Trong đó, người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng. Từ đó, phương tiện truyền thông đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.

    Giấy phép quảng cáo là gì?

    Giấy phép quảng cáo là một loại giấy phép được cấp bởi cơ quan chức năng (thường là cơ quan quản lý truyền thông) để cho phép các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân được thực hiện các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

    Giấy phép quảng cáo thường yêu cầu các quảng cáo viên tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn được đặt ra để đảm bảo tính chân thực, không lừa đảo và không vi phạm quyền riêng tư của người tiêu dùng. Các quy định và tiêu chuẩn này có thể khác nhau tùy theo quốc gia hoặc khu vực mà giấy phép quảng cáo được cấp.

    Các hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay

    Các hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay bao gồm:
     
    – Quảng cáo trên mạng xã hội: đây là hình thức quảng cáo trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn… Quảng cáo trên mạng xã hội có thể tùy chỉnh đối tượng khách hàng, định vị địa lý và đặt mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo.
     
    – Quảng cáo trên tìm kiếm: đây là hình thức quảng cáo trên các trang tìm kiếm như Google, Bing… Quảng cáo trên tìm kiếm cho phép doanh nghiệp đưa ra thông điệp trực tiếp tới người dùng khi họ đang tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự.
     
    – Quảng cáo trên truyền hình và radio: đây là hình thức truyền thông truyền thống, được sử dụng để tiếp cận đại chúng với thông điệp quảng cáo thông qua quảng cáo trên truyền hình và radio.
     
    – Quảng cáo trực tiếp: đây là hình thức quảng cáo trực tiếp trong cửa hàng, tại sự kiện hoặc trên đường phố, có thể là nhưng bảng hiệu, poster hoặc áp phích để thu hút sự chú ý của người đi đường.
     
    – Quảng cáo bằng email: đây là hình thức quảng cáo trực tiếp, gửi email tới danh sách khách hàng hoặc người đăng ký nhận thông tin từ doanh nghiệp.
     
    – Quảng cáo trên các phương tiện di động: đây là hình thức quảng cáo trên các phương tiện di động như xe bus, taxi, tàu điện ngầm, trạm xe bus… để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Các hình thức quảng cáo này có ưu điểm và hạn chế khác nhau, doanh nghiệp cần tùy theo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, đối tượng khách hàng và ngân sách để chọn hình thức quảng cáo phù hợp.

    Vì sao phải xin giấy phép quảng cáo?

    Việc xin giấy phép quảng cáo là cách để đảm bảo rằng các quảng cáo được thực hiện trên các phương tiện truyền thông là hợp pháp, đảm bảo tính chân thực và không lừa đảo người tiêu dùng. Ngoài ra, các giấy phép quảng cáo cũng giúp quản lý và kiểm soát các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhạy cảm như sức khỏe, dược phẩm, thực phẩm, rượu và thuốc lá. Việc không có giấy phép quảng cáo có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý và tài chính nghiêm trọng, bao gồm phạt tiền, thu hồi sản phẩm, mất uy tín và thiệt hại về hình ảnh của thương hiệu.
     
    Do đó, việc xin giấy phép quảng cáo là cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân muốn thực hiện các hoạt động quảng cáo.

    Mai Phương – Chuyên viên tư vấn thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

    Sản phẩm/Dịch vụ nào phải xin giấy phép quảng cáo?

    Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để có thể mở rộng thị trường tăng doanh số bán hàng hoặc sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động quảng cáo để sản phẩm/dịch vụ của Doanh nghiệp đến với người sử dụng. Tuy nhiên, một số sản phẩm/dịch vụ sẽ bắt buộc phải xin giấy phép quảng cáo trước khi được phép tiến hành hoạt động quảng cáo. Cụ thể như sau:

    Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó bao gồm cả khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, giải phẫu thẩm mỹ và phục hồi chức năng…

    – Thuốc dùng cho người;

    – Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người;

    – Vắc xin, sinh phẩm y tế;

    – Trang thiết bị y tế;

    – Thực phẩm;

    – Hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

    Danh mục sản phẩm cấm quảng cáo dưới mọi hình thức năm 2024

    Không phải sản phẩm hay dịch vụ nào cũng được phép quảng cáo. Những sản phẩm sau đây sẽ không được phép quảng cáo theo quy định.

    – Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo pháp luật;

    – Thuốc lá;

    – Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;

    – Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi, bình bù và vú ngậm nhân tạo;

    – Thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn nhưng khuyến cáo hạn chế sử dụng;

    – Các sản phẩm có chất kích dục;

    – Súng săn và đạn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm hàng hóa khách do chính phủ quy định khi hát sinh trên thực tế.

    Bên cạnh đó, đơn vị xin xác nhận quảng cáo không được chứa các nội dung sau: Không sử dụng thông tin gây phương hại đến nhà nước, Không sử dụng hình ảnh gây mất mỹ quan, thẩm mỹ, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân; Không được quảng cáo mang tính chất so sánh giá cả; Không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

    Điều kiện để xin giấy phép quảng cáo?

    Để có thể xin giấy phép quảng cáo, đơn vị quảng cáo cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

    – Có tư các pháp nhân (có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập…)

    – Có ngành nghề quảng cáo trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

    – Nội dung quảng cáo không trái quy định pháp luật, thuần phong mỹ tục…

    – Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    – Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

    – Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.

    – Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

    a) Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;

    b) Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;

    c) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;

    d) Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật Quảng cáo phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;

    đ) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;

    e) Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;

    g) Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;

    h) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;

    i) Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;

    k) Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.

    Thủ tục xin giấy phép quảng cáo sản phẩm như thế nào?

    Thủ tục xin giấy phép quảng cáo theo các bước sau đây:

    Bước 1: Xác định cơ quan sẽ cấp giấy phép quảng cáo

    Như chúng tôi đã phân tích, giấy phép quảng cáo sẽ do nhiều cơ quan cấp phụ thuộc vào sản phẩm mà khách hàng muốn quảng cáo. Do đó, khách hàng cần xác định sản phẩm mình quảng cáo sẽ do cơ quan nào cấp để thực hiện cho đúng quy định.

    Bước 2: Soạn hồ sơ xin giấy phép quảng cáo

    Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết theo nội dung bên dưới.

    Bước 3: Nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo tại cơ quan đăng ký

    Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, quý khách hàng sẽ nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến tới cơ quan đăng ký để thẩm định hồ sơ.

    Bước 4: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo

    Sau khi hồ sơ được nộp, cơ quan đăng ký sẽ thẩm định hồ sơ, trường hợp hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký sẽ tiến hành cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ yêu cầu đơn vị quảng cáo bổ sung hoặc từ chối cấp giấy xác nhận.

    Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mới nhất

    Trước khi chuẩn bị tài liệu đăng ký xin giấy phép, cá nhân, tổ chức sẽ phải xác định loại hình quảng cáo của mình là gì? Bởi mỗi loại hình quảng cáo sẽ yêu cầu những hồ sơ khác nhau. Để giúp cá nhân, tổ chức chuẩn bị đúng hồ sơ, tài liệu, chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể cho từng loại hình.

    Một lưu ý nữa liên quan đến hồ sơ xin giấy phép quảng cáo đó chính là đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Cơ quan nhà nước kiểm duyệt khá khắt khe hồ sơ xin cấp giấy phép của doanh nghiệp. Cho nên khi chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, mọi người cần phải thực hiện đầy đủ, chính xác theo hướng dẫn.

    a) Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo khám bệnh, chữa bệnh, trang thiết bị y tế, thực phẩm, hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế gồm:

    – Giấy đăng ký quảng cáo;

    – Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tư nhân, doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế tư nhân thì phải có bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp;

    – Đối với thực phẩm phải công bố tiêu chuẩn thì phải có bản sao hợp pháp tiêu chuẩn cơ sở và giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan y tế có thẩm quyền;

    – Đối với xin giấy phép quảng cáo thực phẩm phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thì phải có bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn;

    – Đối với trang thiết bị y tế phải có tài liệu xác minh nội dung quảng cáo (nếu là tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt) bao gồm các tài liệu về kỹ thuật do nhà sản xuất ban hành đã được cơ quan quản lý trang thiết bị y tế của nước sản xuất chấp nhận hoặc các cơ sở lâm sàng, các viện nghiên cứu được Bộ Y tế Việt Nam ủy quyền thử nghiệm chấp nhận;

    – Giấy ủy quyền của đơn vị sở hữu bản công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm quảng cáo (đối với đơn vị được ủy quyền thực hiện quảng cáo);

    – Sản phẩm quảng cáo ghi trong băng hình, đĩa hình; băng âm thanh, đĩa âm thanh, đĩa mềm hoặc các vật liệu khác, maket quảng cáo.

    Giấy phép quảng cáo

    b) Hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc dùng cho người:

    – Giấy đăng ký quảng cáo;

    – Hình thức, nội dung quảng cáo thuốc dùng cho người;

    – Tài liệu xác minh nội dung quảng cáo;

    – Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị quảng cáo sản phẩm thuốc của công ty sở hữu số đăng ký lưu hành thuốc do Bộ Y tế cấp thì phải có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý cho phép quảng cáo của công ty đó;

    – Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt;

    c) Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người gồm:

    – Giấy đăng ký quảng cáo

    – Hình thức, nội dung quảng cáo mỹ phẩm;

    – Bản sao Phiếu công bố mỹ phẩm đã được cục Quản lý dược/Sở Y tế cấp.

    d) Hồ sơ đăng ký quảng cáo vắc xin, sinh phẩm y tế:

    – Giấy đăng ký quảng cáo;

    – Hình thức, nội dung quảng cáo vắc xin, sinh phẩm y tế. Nếu quảng cáo trên đài truyền hình, đài phát thanh thì phải gửi băng hình, đĩa hình; băng âm thanh, đĩa âm thanh. Nếu quảng cáo trên báo in, báo điện tử thì phải gửi maket quảng cáo;

    – Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với vắc xin, sinh phẩm dự định quảng cáo do Bộ Y tế cấp;

    – Tài liệu xác minh nội dung quảng cáo.

    d) Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo cho thực phẩm chức năng

    – Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

    – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thư­ơng nhân n­ước ngoài (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);

    – Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền cấp (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);

    – Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);

    – 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, đĩa mềm kèm theo 02 bản kịch bản (đ­ược đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) đối với xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình, điện ảnh, phát thanh.

    – 02 bản ma-ket nội dung dự kiến quảng cáo (đ­ược đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) và kèm theo file mềm ghi nội dung đăng ký quảng cáo đối với quảng cáo trên báo viết, tờ rơi, pốt-x-tơ (poster), áp phích hoặc in ấn trên vật dụng khác, quảng cáo trên báo điện tử, cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng thông tin điện tử của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, internet

    Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn

    – Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo ghi rõ nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn;

    – Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo;

    – Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo;

    – Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách xã hội;

    – Ma-két sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chữ ký của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo. Trong trường hợp người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người quảng cáo là tổ chức thì phải có dấu của tổ chức;

    – Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn;

    – Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo;

    – Bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đối với loại bảng quảng cáo phải có giấy phép xây dựng.

    Một số tài liệu hồ sơ khác gồm có:

    – Tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học chứng minh cho thông tin quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo không có trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Trong trường hợp tài liệu chứng minh được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt.

    – Mẫu nhãn sản phẩm đã đ­ược cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo).

    Giấy phép quảng cáo

    Tư vấn xin giấy phép quảng cáo vui lòng gọi 0904.686.594

    Nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo ở đâu?

    Tại Việt Nam, việc xác nhận nội dung quảng cáo được phân cấp về nhiều cơ quan khác nhau. Ví dụ: Quảng cáo mỹ phẩm sẽ được phân về Sở y tế; quảng cáo thực phẩm chức năng sẽ được phân về Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc quảng cáo thuốc (dược phẩm) được phân về Cục quản lý dược.

    Xin giấy phép quảng cáo ở đâu sẽ phụ thuộc vào sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng muốn quảng cáo, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo trong lĩnh vực thuộc quyền quản lý bộ y tế. Cụ thể như sau:

    – Cục Quản lý dược cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc;

    – Cục An toàn thực phẩm cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng; thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em;

    – Cục Quản lý khám, chữa bệnh cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật;

    – Cục Quản lý y, dược cổ truyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật ;

    – Cục Quản lý môi trường y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;

    – Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế (ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Y tế).

    – Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với:

    a) Mỹ phẩm của cơ sở đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có trụ sở chính đặt tại địa bàn quản lý của Sở Y tế; Trường hợp quảng cáo mỹ phẩm thông qua hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện thì Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo;

    b) Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật.

    – Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền:

    a) Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;

    b) Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với hình thức quảng cáo thông qua hội nghị, hội thảo, sự kiện giới thiệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư này tổ chức trên địa bàn;

    c) Trả lời ý kiến về nội dung quảng cáo thực phẩm có công bố tác dụng tới sức khỏe khi các cơ quan có thẩm quyền được giao nhiệm vụ cấp giấy xác nhận hoặc thẩm định nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến.

    Chi phí xin giấy phép quảng cáo 2024 như thế nào?

    Chi phí xin giấy phép quảng cáo phụ thuộc vào từng sản phẩm quảng cáo và có sự khác nhau.

    Ví dụ: Lệ phí xin giấy phép quảng cáo cho mỹ phẩm sẽ khác xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng (lệ phí nhà nước đối với quảng cáo mỹ phẩm là 1.600.000 VND)

    Ngoài ra, chi phí xin giấy phép quảng cáo còn bao gồm phí dịch vụ xin giấy phép quảng cáo trong trường hợp sử dụng dịch vụ xin giấy phép.

    Để biết được chi tiết chi phí cần thiết xin Giấy phép quảng cáo, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn.

    Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc tư vấn quy trình xin giấy phép quảng cáo

    Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc là công ty tư vấn hàng đầu tại Việt Nam trong việc tư vấn giấy phép quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ. Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm dày dặn, đã hướng dẫn và tư vấn thủ tục xin giấy phép quảng cáo cho rất nhiều khách hàng.

    Quy trình tư vấn xin giấy phép quảng cáo tại Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Trong quá trình tư vấn giấy phép quảng cáo, Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ thực hiện các công việc sau:

    – Tư vấn cho khách hàng hình thức, nội dung quảng cáo trước khi tiến hành công việc

    – Tư vấn khách hàng sửa lại kịch bản, market, nội dung quảng cáo cho phù hợp với quy định của pháp luật

    – Tư vấn soạn thảo hồ sơ xin giấy phép quảng cáo cho khách hàng.

    – Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc tư vấn khách hàng nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo tại cơ quan chức năng

    – Trường hợp hồ sơ yêu cầu sửa đổi, bổ sung tài liệu…chúng tôi sẽ tư vấn khách hàng sửa đổi hồ sơ, chuẩn bị và bổ sung tài liệu theo yêu cầu của cơ quan cấp phép.

    – Tư vấn các vấn đề liên quan đến giấy phép quảng cáo sau khi hoàn thành công việc

    ​Khi cần tư vấn tư vấn thủ tục xin giấy phép quảng cáo, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi theo các thông tin sau:

    – Hotline: 0981.378.999 – 096.1981.886 

    – Điện thoại: 024.6285.2839 (HN) – 028.73090.686 (TP.HCM)

    – Email: [email protected]


    Hỏi đáp nhanh thủ tục xin Giấy phép quảng cáo

    Thời hạn giấy phép quảng cáo bao lâu?

    Thời hạn hiệu lực của giấy phép quảng cáo sẽ phụ thuộc vào từng sản phẩm quảng cáo khác nhau.

    Ví dụ: Đối với quảng cáo thực phẩm chức năng, thời hạn của giấy phép quảng cáo sẽ được tính là hết hạn cùng với ngày giấy phép phù hợp với quy định an toàn thực phẩm (hay còn gọi nôm na là giấy phép công bố) hết hiệu lực.

    Ngoài ra, thời hạn giấy phép quảng cáo còn phụ thuộc vào việc sản phẩm quảng cáo có sự thay đổi về hồ sơ công bố, bị thù hồi giấy công bố hoặc có sự thay đổi về thành phần sản phẩm…vv. Do đó, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà giấy phép quảng cáo có hiệu lực khác nhau.

    Hình thức quảng cáo nào không phải xin giấy phép quảng cáo

    Chào Luật sư, công ty tôi có 1 siêu thị Mini để bán hàng phục vụ người dân trong tòa nhà, để kích thích mọi người mua hàng cũng như muốn giới thiệu các sản phẩm tới người mua hàng, chúng tôi có in 1 số biển quảng cáo để treo trong siêu thị, Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này công ty tôi có phải xin giấy phép quảng cáo cho những biển quảng cáo này không? Xin cảm ơn Luật sư và mong sớm nhận được phản hồi từ Luật sư.

    Trả lời:

    Chào Anh, với câu hỏi của Anh chúng tôi trả lời như sau:

    Luật quảng cao quy định:Quảng cáolà việc sử dụng các phương tiện nhằmgiới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

    Các trường hợp quảng cáo không phải xin giấy phép quảng cáo là:

    “Quảng cáo trên dù che, xe đẩy, thùng hàng, cờ phướn, trong siêu thị, trung tâm thương mại, cao ốc (văn phòng, nhà ở) phải tuân theo pháp luật về quảng cáo và đảm bảo các điều kiện sau:

    + Các loại xe đẩy, thùng hàng trên xe không được dùng âm thanh để quảng cáo ( bằng lời nói trực tiếp, băng cassette thu âm sẵn, phát các bản nhạc)

    + Các loại dù che, cờ phướn chỉ được đặt trong khuôn viên của nơi kinh doanh, địa điểm tổ chức

    + Quảng cáo rao vặt phải tuân theo quy định của pháp luật về quảng cáo với điều kiện: “chỉ được quảng cáo tại các điểm thông tin quảng cáo rao vặt miễn phí theo quy định”

    Như vậy, trường hợp của Anh là một trong những trường hợp không phải xin giấy phép quảng cáo nhưng Anh cần lưu ý nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định của pháp luật và sản phẩm/dịch vụ quảng cáo không nằm trong những trường hợp cấm quảng cáo theo quy định của Luật quảng cáo.

    Sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa cấm quảng cáo gồm những gì?

    Kính gửi Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc, tôi có cửa hàng kinh doanh rượu và thuốc lá, cửa hàng của tôi đã được cấp giấy phép bán lẻ rượu và thuốc lá như vậy chúng tôi có đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, do thời gian gần đây cửa hàng tôi rơi vào tình trạng ế ẩm, không bán được hàng. Để kích thích việc kinh doanh và giới thiệu sản phẩm rượu và thuốc lá đến người tiêu dùng, tôi muốn quảng cáo cho cửa hàng của tôi, Luật sư cho tôi hỏi những sản phẩm/dịch vụ nào không được phép quảng cáo theo quy định của Luật quảng cáo. Tôi xin cảm ơn.

    Trả lời:

    Chào Anh, đầu tiên chúng tôi xin chia sẽ với Anh về khó khăn trong hoạt động kinh doanh, với thắc mắc của Anh chúng tôi xin trả lời như sau:

    Theo quy định tại Điều 7 Luật quảng cáo có quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng bao gồm:

    Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    – Thuốc lá.

    – Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.

    – Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.

    – Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

    – Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.

    – Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

    – Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.

    Như vậy, trường hợp Anh muốn quảng cáo cho cửa hàng kinh doanh rượu và thuốc lá là một trong những trường hợp cấm quảng cáo theo quy định của Luật Quảng Cáo. Do đó, anh sẽ phải chọn hình thức khác để có thể thúc đẩy việc kinh doanh của cửa hàng mình.

    Tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo được quy định như thế nào?

    Chào Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc, chúng tôi dự định xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng nhập khẩu (sản phẩm thực phẩm chức năng đã được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp giấy phép phù hợp với quy định an toàn thực phẩm). Do đây là sản phẩm nhập khẩu nên sẽ có cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài trong nội dung quảng cáo, Luật sư có thể tư vấn cho chúng tôi về quy định tiếng nói, chữ viết trong nội dung quảng cáo theo luật quảng cáo được không? chúng tôi xin cảm ơn Luật sư:

    Trả lời:

    Chào Anh, theo quy định tại Điều 18 Luật Quảng cáo có quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo như sau:

    Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:

    a) Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;

    b) Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.

    – Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.

    Như vậy, theo quy định nêu trên Anh có thể sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài trong nội dung quảng cáo nhưng phải tuân thủ quy định về khổ chữ, tỷ lệ chữ trong nôi dung quảng cáo.

    Trường hợp Anh cần tư vấn thêm về giấy phép quảng cáo, Anh có thể liên hệ lại với Công ty chúng tôi để được tư vấn.

    Bảng hiệu có phải xin giấy phép quảng cáo không?

    Trả lời: Bảng hiệu là một trong những đối tượng phải xin giấy phép, bao gồm xin giấy phép treo bảng hiệu và xin giấy phép quảng cáo cho nội dung bảng hiệu (trường hợp nội dung bảng hiểu liên quan đến quảng cáo sản phẩm có điều kiện) Quý khách hàng có thể liên hệ Sở văn hóa thể thao du lịch để tiến hành thủ tục hành chính xin giấy phép quảng cáo bảng hiệu.

    Chi phí xin giấy phép quảng cáo hết bao nhiêu tiền?

    Trả lời: Chi phí xin giấy phép quảng cáo sẽ phụ thuộc vào (i) hình thức quảng cáo (ii) cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo. Do đặc thù lĩnh vực quảng cáo có nhiều nội dung khác nhau, cơ quan khác nhau nên chúng tôi chỉ có thể thông báo lệ phí xin giấy phép quảng cáo sau khi nhận được thông tin chi tiết lĩnh vực, sản phẩm khách hàng dự định quảng cáo.

    Tra cứu giấy phép quảng cáo như thế nào?

    Trả lời: Tra cứu giấy phép quảng cáo sẽ giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm quảng cáo có đủ điều kiện quan cáo hay không, từ đó có những đánh giá về chất lượng sản phẩm trong nội dung quảng cáo. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng có thể tra được giấy phép, hiện nay chúng ta dễ dàng nhất là tra cứu sản phẩm quảng cáo là thực phẩm chức năng. Quý khách hàng có thể tham khảo việc tra cứu giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng qua link này: http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn/tra-cuu

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!