Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Bài viết “Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý” được Thuế Gia Lộc chia sẽ lại cho cộng đồng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ với trực tiếp số điện trong bài viết nha. Rất mong nhận sự ủng hộ dịch vụ của quý khách thông qua website này.
Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý để hiểu rõ.
Số hotline dành cho doanh nghiệp / cửa hàng kinh doanh tại Việt Nam:
- Dịch vụ kế toán, hóa đơn điện tử, chữ ký số 0938.123.657 Ms Lan
- Thủ tục hành chính giấy phép kinh doanh: 0906.657.659 Mr Vương
- Thiết kế web giá rẻ, clone web theo yêu cầu: 039.365.1247 Anh Thịnh Bạn của Mark Zuckerberg
- Marketing online và Ads: 08.5759.8368 Ms Ngọc Hương – Guest post miễn phí [email protected]
- Bán hàng online trên sàn Hùng Vương Plaza https://hungvuongplaza.com ( 100% vốn việt nam, không lệ phí sàn, tự giao hàng… Hùng Vương plaza hỗ trợ marketing, quảng bá thông qua hợp đồng với khách hàng)
- Danh bạ doanh nghiệp: https://chukysoca.com/info
Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Khi nói tới Champagne người ta biết đó là rượu vang được sản xuất vùng Champagne của Pháp hay một phần nào đó người tiêu dùng đã biết được Bình Thuận được biết đến là cội nguồn của những trái thanh long có hương vị đặc trung được trồng tại vùng đất tỉnh Bình Thuận khác với các loại thanh long ở những vùng khác như tại Long An,… Song tại sao chúng ta lại biết được điều đó, đó là có sự chỉ dẫn về nguồn gốc sản phẩm và đó được gọi là chỉ dẫn địa lý.
Vậy chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện bảo hộ của chỉ dẫn địa lý như thế nào? Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết.
Chỉ dẫn địa lý là gì?
Căn cứ theo Khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Điều kiện để chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Căn cứ theo Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ quy định Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
Căn cứ theo Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý bao gồm:
– Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam.
– Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.
– Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.
– Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ phụ thuộc vào những thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa còn đáp ứng đủ hay không đáp ứng đủ các điều kiện để được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý.
Chỉ dẫn địa lý của hàng hóa được bảo hộ khi hàng hóa đó còn giữ được chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hóa này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
Xét về người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý trong hoạt động sản xuất hàng hóa mang chỉ dẫn tại lãnh thổ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương tương ứng, với điều kiện hàng hóa do người đó sản xuất phải bảo đảm uy tín hoặc danh tiếng vốn của của loại hàng hóa đó.
Trong trường hợp hàng hóa do người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý sản xuất ra không còn đáp ứng được uy tín hoặc danh tiếng vốn có của loại hàng hóa đó hoặc hàng hóa đó không còn tồn tại đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hóa này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên thì quyền của người sử dụng chỉ dẫn địa lý chấm dứt.
Khi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý bị xâm phạm thì người có quyền bị xâm phạm có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm quyền của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.
Những hành vi xâm phạm quyền của người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thường là những hành vi chỉ dẫn sai lạc về nguồn gốc địa lý hàng hóa khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn và lầm tưởng về chất lượng hàng hóa của người sản xuất trung thực.
Hành vi chỉ dẫn sai lạc về nguồn gốc địa lý hàng hóa khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn thì người tiêu dùng có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi trên phải chấm dứt hành vi đó và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Chủ sử dụng chỉ dẫn địa lý có nghĩa vụ chứng minh điều kiện xác lập quyền và phạm vi quyền của mình bị xâm phạm, chỉ rõ tên, địa chỉ của người đã thực hiện hành vi xâm phạm; cung cấp các chứng cứ về phạm vi, mức độ của việc xâm phạm đó. Việc bồi thường chỉ được thực hiện khi người bị xâm phạm chứng minh được mức độ thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra.
Tìm hiểu thêm về Luật Gia Lộc
Liên hệ tư vấn
Chuyên viên Trần Vương 0906.657.659
Email [email protected]
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Luật Hoàng Phi