Thành lập công ty xuất khẩu lao động

Thành lập công ty xuất khẩu lao động như thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn.

Thành lập công ty xuất khẩu lao động như thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn.

  • Thứ ba, 31/10/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 213 Lượt xem

Thành lập công ty xuất khẩu lao động

Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập công ty xuất khẩu lao động trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

Hiện nay nhu cầu đi xuất khẩu lao động làm việc tại các thị trường nước ngoài như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… ngày càng cao đã kéo theo sự gia tăng các công ty cung cấp dịch vụ xuất khẩu lao động. Vậy Thành lập công ty xuất khẩu lao động như thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau.

Mục lục

    Ai có quyền thành lập công ty xuất khẩu lao động?

    Theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thì mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

    – Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    – Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

    – Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

    – Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    – Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

    – Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

    Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

    – Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

    Từ quy định trên thấy được rằng mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập công ty xuất khẩu lao động trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

    Điều kiện để thành lập công ty xuất khẩu lao động

    Để thành lập công ty xuất khẩu lao động cần đáp ứng được các điều kiện theo quy định của  Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 như sau:

    Điều 10. Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

    1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư;

    b) Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 của Luật này;

    c) Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;

    d) Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật này;

    đ) Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

    e) Có trang thông tin điện tử.

    2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Tiền ký quỹ của doanh nghiệp được quy định tại Điều 24 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 như sau:

    Điều 24. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ

    1. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ được gửi tại ngân hàng và chỉ được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền ký quỹ được sử dụng, doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả số tiền đã sử dụng và bảo đảm mức ký quỹ theo quy định.

    2. Trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 của Luật này, tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ phát sinh đối với người lao động chưa thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại thời điểm chuyển giao; sau khi trừ phí dịch vụ ngân hàng, nếu tiền ký quỹ còn thừa thì doanh nghiệp dịch vụ được sử dụng để thanh toán các khoản nợ khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

    3. Chính phủ quy định chi tiết mức ký quỹ, việc quản lý, sử dụng tiền ký quỹ và trường hợp doanh nghiệp dịch vụ giải thể, bị thu hồi hoặc nộp lại Giấy phép.

    Như vậy để thành lập công ty xuất khẩu lao động cần đáp ứng được các điều kiện theo quy định như trên.

    Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động gồm những gì?

    Để quá trình thành lập công ty được thực hiện nhanh chóng thì tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động gồm:

    – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

    – Điều lệ công ty;

    – Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);

    – Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập;

    – Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;

    – Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có).

    Quy trình thành lập công ty xuất khẩu lao động

    Tổ chức, cá nhân Thành lập công ty xuất khẩu lao động cần thực hiện theo các bước sau:

    Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập công ty

    – Lựa chọn loại hình công ty

    Tuỳ vào số lượng người góp vốn thành lập công ty, tuỳ nhu cầu, mong muốn của quý khách hàng trong hoạt động kinh doanh, Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ tư vấn loại hình công ty phù hợp để đăng ký kinh doanh theo quy định.

    Phân tích ưu điểm, nhược điểm, bản chất của mỗi loại hình kinh doanh, để quý khách hàng có cái nhìn bao quát về mỗi loại hình và đưa ra quyết định phù hợp nhất cho việc Thành lập công ty xuất khẩu lao động.

    – Đặt tên công ty

    + Tên công ty phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký trước đó, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước;

    + Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;

    + Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

    – Địa chỉ trụ sở chính:

    Trụ sở chính của công ty đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

    – Ngành nghề kinh doanh

    Công ty được đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh, đầu tư theo quy định pháp luật Việt Nam. Hiện tại, Cơ sở pháp lý để công ty lựa chọn và đăng ký mã ngành kinh doanh theo quy định sẽ căn cứ vào Quyết định 27/2018 Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.

    – Vốn điều lệ

    Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp vào công ty khi đăng ký thành lập công ty và được ghi trong Điều lệ công ty.

    Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động

    Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để thành lập công ty thì tổ chức, cá nhân sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo nội dung đã hướng dẫn ở trên. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ nếu gặp khó khăn quý khách hàng hãy liên hệ đến Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc để được hướng dẫn cụ thể hơn.

    Bước 3: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

    Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định sẽ tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

    Bước 4: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

    Dịch vụ thành lập công ty xuất khẩu lao động tại Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty, tuy nhiên quý khách hàng nên lực chọn đơn vị uy tín để ủy quyền thực hiện thủ tục này. Là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập công ty nói chung và thành lập công ty xuất khẩu lao động nói riêng, Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc cam kết luôn mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ uy tín nhất.

    Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng các công việc như:

    – Tư vấn miễn phí từ A – Z các điều kiện, thủ tục cần thực hiện trước, trong và sau khi thành lập công ty.

    – Trên cơ sở những thông tin mà khách hàng cung cấp chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.

    – Cam kết hoàn thành các thủ tục đúng tiến độ, đúng hẹn.

    Trên đây là những chia sẻ của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc về Thành lập công ty xuất khẩu lao động. Mọi vấn đề cần tư vấn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty quý khách hàng hãy liên hệ cho chúng tôi theo hotline 0981.378.999 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!