Doanh nghiệp chế xuất là gì? Cách xác định doanh nghiệp chế xuất

Khách hàng theo dõi Doanh nghiệp chế xuất là gì? Cách xác định doanh nghiệp chế xuất vui lòng tham khảo nội dung bài viết.

Khách hàng theo dõi Doanh nghiệp chế xuất là gì? Cách xác định doanh nghiệp chế xuất vui lòng tham khảo nội dung bài viết.

Doanh nghiệp chế xuất là gì? Cách xác định doanh nghiệp chế xuất

Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, doanh nghiệp chế xuất phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động. 

Mục lục

    Doanh nghiệp chế xuất là gì?

    Theo khoản 20, 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP,  quy định doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.

    Trong đó, hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

    Khu vực hoạt động của doanh nghiệp chế xuất được quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:

    – Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất. 

    – Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng:

    + Hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào;

    + Bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

    Cách xác định doanh nghiệp chế xuất

    Để xác định doanh nghiệp chế xuất, chúng ta có thể dựa vào các đặc điểm đặc trưng như sau:

    – Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa tiêu dùng với mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài

    – Doanh nghiệp chế xuất phải thuộc khu chế xuất

    – Tất cả hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất phải được xuất ra nước ngoài

    – Muốn trở thành doanh nghiệp chế xuất doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan Hải quan

    – Doanh nghiệp chế xuất có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển của các quốc gia và vùng lãnh thổ

    Quy định của pháp luật về doanh nghiệp chế xuất

    Căn cứ Nghị định 114/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung điều 21 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về hoạt động của doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất như sau:

    – Doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu Phi thuế quan trừ những ưu đãi riêng đối với khu Phi thuế quan thuộc khu kinh tế tại cửa khẩu, doanh nghiệp chế xuất phải được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tại văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền.

    – Khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất phải được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bởi hệ thống tường rào có cổng và cửa ra vào để đảm bảo điều kiện cho quá trình kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan cùng các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

    – Doanh nghiệp chế xuất được phép mua vật liệu xây dựng văn phòng phẩm lương thực thực phẩm hoặc các mặt hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để phục vụ cho việc điều hành bộ máy văn phòng cũng như quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp

    – Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu nhập khẩu và hải quan đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam

    – Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường Việt Nam các tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời điểm thực hiện điểm bán hoặc thanh lý các tài sản và thị trường nội địa sẽ không được áp dụng vào các chính sách quản lý hàng hóa về xuất khẩu nhập khẩu, trừ trường hợp các loại hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện tiêu chuẩn kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện. Khi nhập khẩu hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản

    – Các cán bộ hoặc công nhân viên đang làm việc trong khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào trong khu chế xuất và ngược lại không cần thực hiện thủ tục khai báo hải quan

    – Doanh nghiệp chế xuất được hoạt động khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng về doanh thu và các chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam, cần phải có khu lưu trữ hàng hóa ngăn cách với các khu vực lưu trữ hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc phải thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài khu chế xuất để thực hiện các hoạt động này.

    Doanh nghiệp chế xuất được hưởng những ưu đãi gì?

    – Miễn thuế xuất nhập khẩu theo điểm c khoản 4 Điều 2 luật thuế xuất nhập khẩu, những loại hàng hóa không phải chịu thuế bao gồm: hàng hóa doanh nghiệp được chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác, hàng hóa doanh nghiệp được nhập khẩu từ nước ngoài và khu vực phi thuế quan và chỉ sử dụng vào mục đích sản xuất phục vụ cho khu vực Phi thuế quan. Các loại hàng hóa và doanh nghiệp xuất khẩu từ khu vực Phi thuế quan ra nước ngoài do doanh nghiệp chế xuất nằm trong khu Phi thuế quan nên không phải chịu thuế suất nhập khẩu.

    – Giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014 TT-BTC quy định rõ doanh nghiệp chế xuất được hưởng mức thuế suất 17% kể từ ngày mùng 01 tháng 01 năm 2016. Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện hoạt động dự án đầu tư mới trên địa bàn kinh tế xã hội khó khăn. Ngoài ra doanh nghiệp chế xuất cũng được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu và được giảm 50% mức thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ việc thực hiện dự án đầu tư mới.

    – Miễn giảm thuế giá trị gia tăng: trong quá trình trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với khu phê thế quan sẽ được miễn giảm thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh đó khi doanh nghiệp đề xuất thực hiện xuất khẩu hàng hóa ra ngoài vẫn phải thực hiện mọi thủ tục tương tự các doanh nghiệp thông thường. Tuy nhiên sẽ được miễn giảm mức thuế giá trị gia tăng trong điều kiện đáp ứng quy định tại thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

    Cụ thể tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại các văn bản sau:

    + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

    + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh;

    + Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền. 

    – Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, doanh nghiệp chế xuất phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động. 

    – Trường hợp doanh nghiệp chế xuất không được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan. 

    – Việc kiểm tra, xác nhận, hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!