Đăng ký mã vạch tại Thanh Hóa

Đăng ký mã vạch tại Thanh Hóa như thế nào? Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin giải đáp thắc, chúng tôi thực hiện bài viết này.

Đăng ký mã vạch tại Thanh Hóa như thế nào? Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin giải đáp thắc, chúng tôi thực hiện bài viết này.

  • Thứ bẩy, 04/11/2023 |
  • Dịch vụ Giấy phép |
  • 137 Lượt xem

Đăng ký mã vạch tại Thanh Hóa

Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên (năm được cấp mã số mã vạch); các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm

Đăng ký mã vạch tại Thanh Hóa như thế nào? Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin giải đáp thắc, chúng tôi thực hiện bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Mục lục

    Không đăng ký mã vạch có bị phạt không?

    Theo quy định pháp luật, đăng ký mã vạch không phải là thủ tục bắt buộc để hàng hóa được lưu thông. Do đó, không đăng ký mã vạch thường không bị xử phạt. Tuy nhiên các trường hợp sau đây có thể bị phạt theo Nghị định 119/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP, Quý vị cần lưu ý:

    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;

    b) Sử dụng mã số mã vạch khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực;

    c) Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

    d) Không khai báo và cập nhật danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;

    e) Khai báo thông tin về mã số mã vạch trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia không đúng với thông tin thực tế thương phẩm sử dụng mã GTIN hoặc địa điểm sử dụng mã GLN thể hiện hoặc sử dụng mã truy vết, thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để cung cấp thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhưng không có dữ liệu hoặc có dữ liệu nhưng nội dung, dữ liệu không đúng quy định, hoặc thực hiện gắn thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để thể hiện cung cấp thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhưng không khai báo, cập nhật thông tin đúng quy định về việc thể hiện hình thức, nội dung thẻ, tem, nhãn, định dạng bằng một phương thức thích hợp.

    1a. Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.

    a) Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí duy trì sử dụng mã số mã vạch. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.

    b) Biện pháp khắc phục hậu quả

    Buộc nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.

    2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch;

    b) Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi;

    c) Bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản;

    b) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế.

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà không được chủ sở hữu mã nước ngoài cho phép quyền sử dụng tại Việt Nam.

    b) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế.

    Thủ tục đăng ký mã vạch tại Thanh Hóa

    Thứ nhất: Về đối tượng được đăng ký mã vạch

     Tổ chức, cá nhân khi thuộc một trong những đối tượng trên có thể trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình thực hiện thủ tục đăng ký mã vạch nói chung và đăng ký mã vạch tại Thanh Hóa nói riêng:

    – Tổ chức, cá nhân chưa đăng ký sử dụng mã số, mã vạch;

    – Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch có nhu cầu đăng ký cấp mới trong các trường hợp sau:

    – Đã sử dụng hết quỹ mã số được cấp;

    – Đăng ký bổ sung mã GLN;

    – Bị thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch nhưng đã đủ điều kiện cấp lại theo quy định pháp luật;

    – Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch hết thời hạn hiệu lực.

    Thứ hai: Về hồ sơ cần chuẩn bị

    Hồ sơ xin cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký mã số, mã vạch gồm:

    – Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo  Nghị định 13/2022/NĐ-CP;

    – Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

    Thứ ba: Về cách nộp hồ sơ

    Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

    Trường hợp nộp trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.

    Thứ tư: Về thời hạn giải quyết

    Hồ sơ đăng ký mã vạch sau khi nộp sẽ được thẩm định tại Cơ quan đăng ký từ 5-7 ngày làm việc.

    Sau khi thẩm định xong hồ sơ đăng ký và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp mã vạch cho doanh nghiệp để sử dụng trước, giấy chứng nhận đăng ký mã vạch sẽ được cấp cho đơn vị đăng ký sau đó khoảng 30 ngày.

    Chi phí đăng đăng ký mã vạch tại Thanh Hóa

    Theo Điều 4 Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch thì:

    – Khi nộp hồ sơ đăng ký mã vạch tại Trà Vinh, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch như sau:

    STT

    Phân loại phí

    Mức thu
    (đồng/mã)

    1

    Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng)

    1.000.000

    2

    Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)

    300.000

    3

    Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)

    300.000

    – Khi nộp hồ sơ xin xác nhận sử dụng mã nước ngoài, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã nước ngoài như sau:

    STT

    Phân loại

    Mức thu

    1

    H sơ có ít hơn hoặc bng 50 mã sản phẩm

    500.000 đng/h sơ

    2

    H sơ trên 50 mã sản phẩm

    10.000 đng/mã

    – Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên (năm được cấp mã số mã vạch); các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm. Mức phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí) như sau:

    STT

    Phân loại phí

    Mức thu
    (đồng/năm)

    1

    Sử dụng mã doanh nghiệp GS1

    1.1

    Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm)

    500.000

    1.2

    Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm)

    800.000

    1.3

    Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm)

    1.500.000

    1.4

    Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm)

    2.000.000

    2

    Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)

    200.000

    3

    Sử dụng mã số thương phẩm toàn cu 8 chữ s EAN-8 (GTIN-8)

    200.000

    Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.

    Trường hợp thông qua đại diện làm thủ tục, Quý vị lưu ý phí đại diện do hai biên thỏa thuận.

    Tại sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký mã vạch của Đại Lý Thuế Gia Lộc?

    Để đăng ký mã số mã vạch đơn giản, quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ đăng ký mã số mã vạch trọn gói của Đại Lý Thuế Gia Lộc. Trong gói dịch vụ, chúng tôi sẽ hỗ trợ, thực hiện cho quý khách hàng các công việc cụ thể như sau:

    – Tư vấn về cách đăng ký mã vạch phù hợp với quy mô kinh doanh, ngành hàng, đặc thù sản phẩm của doanh nghiệp

    – Hướng dẫn chuẩn bị, cung cấp một số thông tin cần có trong thành phần hồ sơ đăng ký

    – Nêu rõ lý do tại sao phải đăng ký mã vạch (nếu doanh nghiệp cần tư vấn rõ)

    – Tra cứu, trực tiếp soạn thảo các nội dung đăng ký mã vạch

    – Nộp hồ sơ, nộp lệ phí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

    – Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ tại cơ quan nhà nước

    – Có văn bản yêu cầu để khắc phục những trường hợp phát sinh như hồ sơ bị từ chối, hồ sơ bị giải quyết chậm…

    – Nhận film master và trao tới khách hàng để in ấn

    – Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch và hướng dẫn quý khách hàng sử dụng mã số mã vạch hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.

    Trên đây là những chia sẻ của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc về thủ tục Đăng ký mã vạch tại Thanh Hóa. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký mã vạch để tiết kiệm thời gian, công sức có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *