Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất năm 2024

Đại Lý Thuế Gia Lộc tư vấn và cung cấp tới Quý độc giả Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất năm 2024 trong nội dung bài viết này.

Đại Lý Thuế Gia Lộc tư vấn và cung cấp tới Quý độc giả Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất năm 2024 trong nội dung bài viết này.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất năm 2024

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh các loại thuế quen thuộc như thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân… thì thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm tìm hiểu. Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào? Mời quý vị độ giả theo dõi bài viết sau đây của Đại Lý Thuế Gia Lộc để hiểu rõ hơn.

Mục lục

    Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

    Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

    Trước khi tìm hiểu về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng tôi sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về loại thuế này.

    Thứ nhất: Về người nộp thuế

    Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ có thu nhập chịu thuế (các doanh nghiệp) bao gồm:

    – Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật doanh nghiệp Việt Nam.

    – Doanh nghiệp thành lập theo quy định của nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.

    – Tổ chức được thành lập theo quy định về hợp tác xã.

    – Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    – Các tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

    Để cụ thể hơn về các đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp này, quý vị có thể tham khảo thêm tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008.

    Thứ hai: Về thu nhập chịu thuế

    Thu nhập chịu thuế bao gồm các thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các thu nhập khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008.

    Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.

    Thứ ba: Về thu nhập miễn thuế

    – Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; thu nhập lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.

    – Thu nhập từ thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.

    – Thu nhập từ thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản phẩm trong quá trình sản xuất thử nghiệm, sản phẩm được áp dụng sản xuất lần đầu tại Việt Nam.

    – Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người nhiễm HIV, người sau cai nghiện và có số lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên.

    – Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc thiểu số, đối tượng tệ nạn xã hội.

    – Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

    – Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật…

    Trên đây là một số vấn đề có liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp. Ở nội dung tiếp theo, Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ tư vấn về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

    Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 như thế nào?

    Theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2013, trừ một số trường hợp theo quy định, từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 mức thuế suất sẽ là 22%.

    Những doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ, thuế suất là 20%. Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% là doanh thu của năm trước liền kề.

    Doanh nghiệp có thu nhập với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các tài nguyên khác tại Việt Nam áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50%.

    Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

    Thuế thu nhập doanh nghiệp = (Thu nhập tính thuế – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ) x thuế suất

    Trong đó:

    – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sẽ tùy từng doanh nghiệp, có hoặc không.

    – Thu nhập tính thuế được xác định:

    Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)

    – Thu nhập chịu thuế được xác định:

    Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

    Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở đâu?

    Nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:

    – Doanh nghiệp tiến hành nộp thuế TNDN tại địa phương có trụ sở chính của DN.

    – Nếu DN có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi có trụ sở chính thì nộp thuế ở nơi có trụ sở chính và nơi có cơ sở sản xuất. Số thuế TNDN phải nộp tại từng nơi được phân bổ dựa vào tỷ lệ chi phí phát sinh tại cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc so với tổng chi phí của doanh nghiệp.

    Trên đây là nội dung bài viết cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp và một số vấn đề có liên quan. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Đại Lý Thuế Gia Lộc.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!