Mua hóa đơn đỏ có vi phạm pháp luật?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ cho Quý độc giả có quan tâm vấn đề: Mua hóa đơn đỏ có vi phạm pháp luật?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ cho Quý độc giả có quan tâm vấn đề: Mua hóa đơn đỏ có vi phạm pháp luật?

Mua hóa đơn đỏ có vi phạm pháp luật?

Hóa đơn đỏ do Bộ Tài chính phát hành hoặc do doanh nghiệp tự in sau khi đã đăng ký mẫu cho cơ quan thuế, do bên cung ứng sản phẩm, dịch vụ xuất.

Hóa đơn đỏ là một trong những loại hóa đơn thông dụng và được sử dụng phổ biến trong các giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Một trong những thắc mắc liên quan đến hóa đơn đỏ được quan tâm đó là Mua hóa đơn đỏ có vi phạm pháp luật không?

Để tìm hiểu và giải đáp về vấn đề này kính mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết Mua hóa đơn đỏ có vi phạm pháp luật dưới đây của chúng tôi.

Mục lục

    Hóa đơn đỏ là gì?

    Hóa đơn đỏ (tên gọi khác của hóa đơn giá trị gia tăng/hóa đơn VAT) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

    – Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

    – Hoạt động vận tải quốc tế;

    – Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

    – Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài thể hiện giá trị hàng bán hoặc giá trị dịch vụ cung cấp cho người mua,được dùng làm căn cứ để xác định số tiền thuế mà cần nộp vào ngân sách nhà nước.

    Hóa đơn đỏ do Bộ Tài chính phát hành hoặc do doanh nghiệp tự in sau khi đã đăng ký mẫu cho cơ quan thuế, do bên cung ứng sản phẩm, dịch vụ xuất.

    Về bản chất, có tên là hóa đơn đỏ xuất phát từ màu sắc là màu đỏ hoặc màu hồng của hóa đơn.

    >>>>>> Tham khảo: Thuế giá trị gia tăng là gì?

    Công dụng của hóa đơn đỏ

    Hóa đơn đỏ được dùng làm căn cứ xác định số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước. Hóa đơn đỏ sẽ là chứng từ cơ sở ban đầu dùng để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch toán chi phí thực tế phát sinh, hoàn thuế và xác định những chi phí hợp lệ khi tính thuế.

    Theo quy định của pháp luật, việc lấy hóa đơn đơn đỏ sau khi mua hàng sẽ giúp cho Nhà nước giám sát được người bán hàng, cung cấp các dịch vụ có nộp thuế đầy đủ hay không. Chưa kể đến, việc lấy hóa đơn đỏ cũng sẽ giúp người mua hàng hóa bảo đảm được một số quyền lợi như: Xác định quyền sử dụng đối với sản phẩm, dịch vụ, quyền sở hữu… Từ đó có căn cứ để khiếu nại về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cũng như các yêu cầu về các chế độ bảo hành.

    Thường thì với tổng hóa đơn thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì bên bán phải xuất hóa đơn đỏ và người mua phải trả thêm 10% giá trị hàng hóa (thuế giá trị gia tăng) để người bán có thể thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế.

    Theo quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP, trường hợp người bán lập hóa đơn đỏ nhưng không giao lại cho người mua thì sẽ bị phạt hành chính từ 4 – 8 triệu đồng. Hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa và dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua thì sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.   

    Mua hóa đơn đỏ có vi phạm pháp luật không?

    Chúng tôi xin giải đáp câu hỏi này như sau:

    Trường hợp 1: Mua hóa đơn đỏ không vi phạm pháp luật

    Việc mua hóa đơn đỏ không vi phạm pháp luật nếu được tiến hành mua hóa đơn đỏ trực tiếp tại chi cục Thuế trực thuộc, nơi doanh nghiệp đã đăng ký giấy phép kinh doanh.

    Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ những đối tượng quy định mới được phép mua và sử dụng hóa đơn đỏ của cơ quan thuế, gồm:

    – Các hộ gia đình, cá nhân đã đăng ký kinh doanh

    – Các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không phải là doanh nghiệp. Trường hợp này sẽ bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài hay ban quản lý dự án,…

    – Các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % doanh thu khi nộp thuế GTGT

    – Các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại có rủi ro cao về thuế

    – Các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in nhưng có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến trốn thuế hay gian lận thuế.

    Trường hợp 2: Mua hóa đơn đỏ vi phạm pháp luật

    Các trường hợp mua hóa đơn đỏ không phải tại chi cục Thuế trực thuộc đều phi phạm pháp luật.

    Hiện nay, vẫn còn việc các doanh nghiệp, tổ chức mua hóa đơn đỏ tại các “chợ đen” vì muốn trốn thuế thu nhập, che dấu tình trạng hoạt động thực tế,…đây là hành vi vi phạm pháp luật và hóa đơn đỏ này sẽ thuộc trường hợp hóa đơn bất hợp pháp, doanh nghiệp sẽ phải chịu xử phạt theo các quy định của pháp luật.

    Tùy từng mức độ và số lượng hóa đơn đỏ đã mua có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

    Khoản 2 Điều 39 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định: “ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.”

    Ngoài ra, việc mua hóa đơn đỏ trái pháp luật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại Điều 203 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

    Điều 203. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

    1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;

    đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

    e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

    b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

    c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

    d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

    Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Mua hóa đơn đỏ có vi phạm pháp luật không? Để biết thêm thông tin chi tiết Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *