Cá nhân nên chọn website thương mại điện tử bán hàng hay website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử?
Cá nhân nên chọn website thương mại điện tử bán hàng hay website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử? sẽ được chúng tôi giải đáp sau đây.
Cá nhân nên chọn website thương mại điện tử bán hàng hay website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử?
Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
Website thương mại điện tử bán hàng cần phải cung cấp thông tin về người sở hữu không?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP, những thông tin cần phải cung cấp trên website thương mại điện tử bán hàng bao gồm:
1. Website thương mại điện tử bán hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin về người sở hữu website, hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản của hợp đồng mua bán áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website theo quy định từ Điều 29 đến Điều 34 Nghị định này.
2. Những thông tin này phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Rõ ràng, chính xác, dễ tìm và dễ hiểu;
b) Được sắp xếp tại các mục tương ứng trên website và có thể truy cập bằng phương pháp trực tuyến;
c) Có khả năng lưu trữ, in và hiển thị được về sau;
d) Được hiển thị rõ đối với khách hàng trước thời điểm khách hàng gửi đề nghị giao kết hợp đồng.
đ) Công bố trên trang chủ website đường dẫn đến các thông tin quy định tại Điều 32, Điều 33, Điều 34 Nghị định này trong trường hợp website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
Bên cạnh đó, Điều 29 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định:
Điều 29. Thông tin về người sở hữu website
Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng phải công bố những thông tin tối thiểu sau trên trang chủ website:
1. Tên và địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc tên và địa chỉ thường trú của cá nhân.
2. Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức, hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân.
3. Số điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác để tiếp nhận phản ánh về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
Như vậy, dù là thương nhân, tổ chức hay cá nhân thì khi thiết lập website thương mại điện tử bán hàng đều phải cung cấp đầy đủ thông tin về người sở hữu website rõ ràng, đầy đủ, chính xác, dễ hiểu và dễ tìm.
Cá nhân nên chọn website thương mại điện tử bán hàng hay website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử?
Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình. (quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP).
Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng được quy định tại Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 10 Nghị định 08/2018/NĐ-CP như sau:
Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.
2. Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Điều 53 Nghị định này.
Khoản 2 Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như sau:
2.Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:
a) Sàn giao dịch thương mại điện tử;
b) Website đấu giá trực tuyến;
c) Website khuyến mại trực tuyến;
d) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được quy định tại Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
Theo những quy định nêu trên thì cá nhân phụ thuộc vào mục đích bán hàng và thực tế để lựa chọn website thương mại điện tử phù hợp,
Cá nhân nên chọn website thương mại điện tử bán hàng khi:
– Chỉ cung cấp một hay vài mặt hàng, dịch vụ cho một lĩnh vực cụ thể;
– Muốn tạo hiệu ứng nổi bật và gây ấn tượng cho khách hàng nhằm xây dựng thương hiệu;
– Có mức kinh phí quảng bá, truyền thông hạn chế;
– Số luợng nhân sự hạn chế.
Cá nhân nên chọn website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi:
– Có đủ năng lực thiết kế hệ thống bán hàng, sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại và có thể mở rộng không chỉ trong nước mà còn khắp thế giới.
– Muốn thu hút được nhiều khách hàng và bán được nhiều sản phẩm.
– Có đủ tiềm lực về tài chính, nhân sự vững chắc.
Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng vị xử phạt như thế nào?
Khoản 3 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 33 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định:
Điều 62. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động)
3.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng;
Theo quy định nêu trên, cá nhân có hành vi không thông báo website thương mại điện tử bán hàng có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Trường hợp vi phạm là tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp đôi mức phạt của cá nhân.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc