Thủ Tục Xin Giấy Phép Quảng Cáo Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe
Thủ Tục Xin Giấy Phép Quảng Cáo Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe sẽ được Đại Lý Thuế Gia Lộc trình bày chi tiết theo nội dung bên dưới sau đây để khách hàng tham khảo.
Thủ Tục Xin Giấy Phép Quảng Cáo Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe
Thủ Tục Xin Giấy Phép Quảng Cáo Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe sẽ được Đại Lý Thuế Gia Lộc trình bày chi tiết theo nội dung bên dưới sau đây để khách hàng tham khảo.
Xu hướng dùng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe không còn quá xa lạ với chúng ta hiện nay. Nhằm giới thiệu sản phẩm tới tay người tiêu dùng các cá nhân, tổ chức kinh doanh hay sử dụng hình thức quảng cáo.
Vậy, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì? Xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thế nào? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới các bạn đọc một số nội dung liên quan tới Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì?
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health supplement, Dietary supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm: Duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:
– Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, anzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.
– Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô lập và chuyển hóa.
– Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại hai điểm đã nêu phía trên.
Điều kiện thực hiện quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe?
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe của mình cần đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 27 – Nghị định số 15/2018/ND-CP về giấy phép quảng cáo:
– Trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.
– Là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
– Có Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/ Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm đang có hiệu lực (không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm).
– Phải có khuyến cáo “thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền.
– Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo “thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
– Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc “thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Hồ sơ xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe bao gồm:
– Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu.
– Đơn đăng ký bản công bố sản phẩm và bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
– Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
– Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
– Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các giấy tờ như chúng tôi đã trình bày ở trên. Hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo đến Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y Tế).
(Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng).
Chi phí xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Lệ phí thẩm định hồ sơ Giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
Ngay khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức, cá nhân đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải nộp phí thẩm định hồ sơ là: 1.200.000 đồng/lần/sản phẩm.
Lưu ý: Chi phí nêu trên KHÔNG bao gồm phí dịch vụ xin giấy phép quảng cáo trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ tại công ty tư vấn.
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo gửi hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo đến cơ quan cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm;
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục an toàn thực phẩm có trách nhiệm xem xét hồ sơ và trả kết quả theo Mẫu số 11 – Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/ND-CP. Thời hạn này được tính từ ngày hồ sơ hoàn chỉnh được tiếp nhận trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
– Trong trường hợp không đồng ý với nội dung quảng cáo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Cục An toàn thực phẩm phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Cục An toàn thực phẩm thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
Bước 3: Thông báo công khai và cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo
Cục an toàn thực phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của cá nhân, tổ chức đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.
Mức xử phạt hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe với nội dung không chính xác, không đúng sự thật
Theo Điều 23 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 38/2021/NĐ-CP, Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật;
b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi tài liệu, ấn phẩm đã phát hành đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy tài liệu, ấn phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Buộc cải chính thông tin đối với vi phạm quy định tại khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này.
Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Đại Lý Thuế Gia Lộc
Trong quá trình tư vấn và cung cấp dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ thực hiện các công việc sau:
– Tư vấn cho khách hàng hình thức, nội dung quảng cáo trước khi tiến hành công việc
– Tư vấn khách hàng sửa lại kịch bản, maket, nội dung quảng cáo cho phù hợp với quy định của pháp luật
– Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép quảng cáo cho khách hàng. Sau đó chuyển cho khách hàng tham khảo và hướng dẫn khách hàng ký hồ sơ;
– Đại Lý Thuế Gia Lộc trực tiếp thay mặt khách hàng nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo tại cơ quan chức năng
– Trực tiếp gặp gỡ, làm việc với chuyên viên thụ lý hồ sơ. Qua đó xem xét tính hợp lệ, bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên.
– Nhận kết quả giấy phép quảng cáo và chuyển cho khách hàng
– Tư vấn các vấn đề liên quan đến giấy phép quảng cáo sau khi hoàn thành công việc
Khi cần tư vấn tư vấn thủ tục xin giấy phép quảng cáo, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi theo các thông tin sau:
– Hotline dịch vụ: 096.1981.886 – 0981.378.999
– Tổng đài tư vấn: 1900 6557
– Điện thoại: 024.6285.2839 (HN) – 028.73090.686 (TP.HCM)
– Email: [email protected]
Như vậy, Giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được chúng tôi trình bày cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã cung cấp thêm một số nội dung đáng chú ý liên quan tới vấn đề quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Giấy phép Doanh nghiệp
- Dự án Giấy phép
- Dịch vụ Giấy phép
- Profile Đại Lý Thuế Gia Lộc
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc