Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Pháp luật cho phép tự do kinh doanh. Vậy Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? cùng làm rõ qua nội dung bài viết này của Đại Lý Thuế Gia Lộc.

Pháp luật cho phép tự do kinh doanh. Vậy Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? cùng làm rõ qua nội dung bài viết này của Đại Lý Thuế Gia Lộc.

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, tạo đà phát triển cho cá nhân và toàn xã hội. Nhờ mang lại những vị thế về kinh tế nên việc kinh doanh ngày càng phát triển đa dạng ngành nghề và quy mô tại nước ta.

Về cơ bản, hoạt động kinh doanh không quy định bắt buộc về điều kiện cụ thể cho chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, pháp luật có các quy định cụ thể khác theo từng trường hợp về các điều kiện kinh doanh của chủ thể thực hiện hoạt động này.

Thắc mắc lớn nhất mà Đại Lý Thuế Gia Lộc nhận được trong thời gian gần đây rằng “viên chức có đượcthành lập doanh nghiệp không?”. Qua bài viết này chúng tôi xin gửi tới Quý vị những kiến thức tổng quát nhất để trả lời cho thắc mắc trên.

Mục lục

    Viên chức là gì?

    Viên chức được định nghĩa là cá nhân có quốc tịch Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm và làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo các quy định của pháp luật.

    Tùy theo các tiêu chí mà pháp luật phân loại viên chức thành các nhóm khác nhau. Nếu căn cứ theo vị trí việc làm viên chức được phân loại thành hai nhóm:

    – Viên chức giữ chức vụ quản lí – là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lí có thời hạn, có trách nhiệm điều hành,tổ chức và thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp theo quy định.

    – Viên chức không giữ chức vụ quản lí. Bao gồm những người chỉ thực hiện theo chuyên môn nghiệp vụ được tuyển dụng và làm việc theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập

    Nếu căn cứ chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động theo cấp độ từ cao xuống thấp:

    – Viên chức đảm nhận chức danh nghề nghiệp hạng I;

    – Viên chức đảm nhận chức danh nghề nghiệp hạng II;

    – Viên chức đảm nhận chức danh nghề nghiệp hạng III;

    – Viên chức đảm nhận chức danh nghề nghiệp hạng IV.

    Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

    Việc khuyến khích các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh là chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định các trường hợp không được thành lập công ty và quản lí doanh nghiệp như sau:

    – Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc vũ trang nhân dân dùng tài sản nhà nước thành lập doanh nghiệp và thu lợi nhuận cho riêng cơ quan, đơn vị mình.

    – Cá nhân là cán bộ, công chức hoặc viên chức tuân theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

    – Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,… những người đảm nhận chức danh quan trọng trong Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân trừ những quy định khác của pháp luật.

    – Quản lí nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước trừ các trường hợp khác theo quy định pháp luật.

    – Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên.

    – Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lí hành chính tại cơ sở bắt buộc, cá nhân đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhận công việc làm công việc cụ thể, liên quan đến quyết định của Tòa án và các quy định khác của pháp luật.

    Khi cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký doanh nghiệp phải nộp phiếu Lý lịch tư pháp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

    Theo đó, các cá nhân là viên chức sẽ bị hạn chế khả năng kinh doanh của của mình bằng quy định bắt buộc không được thành lập doanh nghiệp.

    Viên chức có được làm giám đốc doanh nghiệp không?

    Giám đốc doanh nghiệp là chức danh nắm vị trí quan trọng trong hoạt động điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp là chức danh quản lí trong công ty được hình thành dựa trên hợp đồng thuê của chủ sở hữu với người lao động hoặc chủ sở hữu có thể tự mình thực hiện chức danh này.

    Căn cứ Luật viên chức về các quy định về các quy định tại Điều 14 quy định về quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh trong các công ty doanh nghiệp, cụ thể như sau:

    – Viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lí và điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, bệnh viện tư, hợp tác xã, trường học tư và tổ chức khoa học tư trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Như đã đề cập trước, viên chức không được thành lập các loại hình doanh nghiệp, công ty . Chính vì thế, trong Điều 14 Luật viên chức quy định cụ thể về vấn đề góp vốn hoặc quản lí các hình thức công ty khác.

    Cụ thể, tại điều khoản này nêu rõ viên chức được góp vốn tại các hình thức công ty nhưng không được tham gia quản lí tại các hình thức công ty cũng như loại hình kinh doanh trên.

    Theo Luật phòng chống tham nhũng cũng quy định rất cụ thể tại Điểm b Khoản 2 Điều 20 về những đối tượng có chức vụ quyền hạn, cụ thể là viên chức không được thành lập, tham gia quản lí điều hành các loại hình doanh nghiệp trừ quy định khác của pháp luật.

    Pháp luật quy định điều khoản này nhằm hạn chế các hành vi trục lợi cá nhân của các đối tượng mang chức danh quan trọng trong xã hội. Lợi dụng những quyền hạn của mình, điều chỉnh những chính sách, đường lối kinh tế mang lại lợi ích cá nhân nhưng đi ngược lại với lợi ích kinh tế đất nước.

    Vì thế, viên chức không thể đảm nhiệm chức danh giám đốc doanh nghiệp tại các hình thức doanh nghiệp khác nhau (gồm cả doanh nghiệp tư nhân), mà chỉ có thể thực hiện hình thức góp vốn tại một số loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

    Về cơ bản các hình thức góp vốn của cá nhân không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ thực hiện các chức danh quản lí công ty đó. Ví dụ như công ty cổ phần với tư cách cổ đông hoặc công ty hợp danh với tư cách là thành viên góp vốn.

    Viên chức có được thành lập hộ kinh doanh không?

    Hộ kinh doanh là một tổ chức có tên riêng, có tài sản và chủ thể kinh doanh khá chuyên nghiệp đi nữa thì theo quy định của pháp luật hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp. Bởi lẽ, hộ kinh doanh cá thể hoạt động mang tính chất riêng lẻ, không thường xuyên, chuyên nghiệp, không có con dấu, không được phép mở chi nhánh, văn phòng đại diện và đặc biệt không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.

    Theo quy định tại Luật Viên chức và Luật Phòng chống tham nhũng thì hiện nay pháp luật không cấm viên chức thành lập hộ kinh doanh trừ trường hợp việc thành lập này gây ảnh hưởng đến uy tín hay bí mật của nhà nước.

    Do đó, trường hợp viên chức có nhu cầu kinh doanh vẫn có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh để thực hiện hoạt động này.

    Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ giúp quý khách hàng tìm hiểu kỹ lưỡng các quy định pháp luật về điều kiện thành lập doanh nghiệp, phân tích ưu nhược điểm của từng loại hình. Từ đó giúp mọi người có những lựa chọn phù hợp.

    Sau khi đánh giá các thông tin do khách hàng cung cấp, nếu đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp chúng tôi sẽ tiếp tục tư vấn những vấn đề liên quan trước khi thành lập công ty như: Tư vấn pháp luật về mô hình và cơ cấu tổ chức của công ty, lựa chọn tên, mức vốn điều lệ, địa chỉ trụ sở công ty hợp pháp, trách nhiệm, quyền hạn của người địa diện theo pháp luật của công ty…

    Sau khi quý khách hàng nắm rõ được các vấn đề nêu trên, chúng tôi sẽ tiếp tục tư vấn và hỗ trợ trực tiếp các công việc cấp đăng ký kinh doanh cho công ty và những thủ tục thành lập công ty. Cụ thể như:

    – Trực tiếp soạn hồ sơ dựa trên các thông tin khách hàng cung cấp

    – Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

    – Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ và thông báo kết quả xử lý hồ sơ cho khách hàng

    – Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại cơ quan nhà nước thay cho khách hàng

    – Nộp hồ sơ xin khắc con dấu công ty và liên hệ đặt khắc dấu cho công ty

    – Công bố mẫu dấu cho công ty

    – Tư vấn về thủ tục sau thành lập công ty về thuế, mở tài khoản ngân hàng, đăng ký tham gia bảo hiểm…

    Quý khách hàng cần được tư vấn kỹ lưỡng hơn nữa về việc viên chức có được được thành lập doanh nghiệp không vui lòng liên hệ Đại Lý Thuế Gia Lộc theo các thông tin sau để được hỗ trợ:

    – Hotline: 0981.378.999 – 0981.393.686
    – Email: [email protected]

    Hi vọng với những chia sẻ trên, chúng tôi đã phần nào hỗ trợ được Quý khách hàng trong việc giải đáp thắc mắc đang gặp phải về viên chức có đượcthành lập doanh nghiệp.

    Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ pháp lí khi Quý vị có bất kì những thắc mắc trong lĩnh vực này mà chưa được giải đáp.

    Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Doanh nghiệp

    • DỰ ÁN DOANH NGHIỆPDỰ ÁN DOANH NGHIỆP
    • DỊCH VỤ DOANH NGHIỆPDỊCH VỤ DOANH NGHIỆP
    • HỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TYHỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TY

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *