Vi phạm hợp đồng là gì? Các hành vi vi phạm hợp đồng?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề: Vi phạm hợp đồng là gì? Các hành vi vi phạm hợp đồng?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề: Vi phạm hợp đồng là gì? Các hành vi vi phạm hợp đồng?

Vi phạm hợp đồng là gì? Các hành vi vi phạm hợp đồng?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề: Vi phạm hợp đồng là gì? Các hành vi vi phạm hợp đồng?

Mục lục

    Khái niệm vi phạm hợp đồng

    Theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”. Hợp đồng nói chung được hiểu là sự thống nhất ý chí của các bên khi cùng thỏa thuận về việc xác lập giao dịch dân sự. Chính vì vậy, để đảm bảo cho giao dịch đó được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ giúp cho các bên đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng thì bên cạnh những nội dung quan trọng như thời gian hay phương thức thực hiện, trong hợp đồng cần quy định cụ thể, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, các bên trong quan hệ hợp đồng không chỉ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mà còn phải thực hiện đúng các nghĩa vụ phát sinh từ những quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng đó. Đó là những điều khoản thường lệ mà các bên phải thực hiện.

    Hành vi vi phạm hợp đồng là gì?

    Quy định pháp luật điều chỉnh một quan hệ hợp đồng bao gồm các quy định pháp luật bắt buộc, là các quy định mặc nhiên được áp dụng và các bên không thể thỏa thuận khác đi, và các quy định pháp luật tùy nghi, là các quy định được áp dụng khi các bên không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận khác đi. Đây sẽ là những điều kiện để xác định hiệu quả thực hiện hợp đồng và đồng thời là căn cứ xác định một hành vi nào đó của một trong các bên đã cấu thành một vi phạm hợp đồng hay chưa. Căn cứ vào quy định của Luật Thương mại 2005, sẽ được coi là vi phạm hợp đồng khi bên vi phạm có một trong các hành vi sau đây: 

    Thứ nhất: Không thực hiện những nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng

    – Đối với một hợp đồng được xác lập tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như tự do, tự nguyện và trung thực, thiện chí thì tất cả các điều khoản của hợp đồng đều có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên trong quan hệ hợp đồng này. Do đó, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, một trong các bên không thực hiện những nghĩa vụ đã thỏa thuận hay nói cách khác là từ chối thực hiện nghĩa vụ, ví dụ: Bên bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng hoặc Bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hàng sau khi nhận hàng, thì bên đó đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và trong trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi cho mình, bên bị vi phạm có quyền được yêu cầu bên vị phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi vi phạm. Nếu bên vị phạm không thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền khởi kiện ra Trọng tài hoặc Tòa án để yêu cầu các cơ quan này áp dụng chế tài thương mại đối với bên vi phạm. 

    Thứ hai: Thực hiện không đầy đủ những nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng 

    Trong trường hợp này, bên vi phạm đã thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận nhưng lại thực hiện không đầy đủ, và việc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận cũng được xác định là một trong các hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Có thể thấy, mặc dù pháp luật về hợp đồng ngày nay không còn đưa ra quy định về những nội dung bắt buộc phải thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng để phòng ngừa rủi ro pháp lý có thể xảy ra, trong các hợp đồng thương mại như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ bao giờ các bến cũng thỏa thuận những nội dung cơ bản như: đối tượng của hợp đồng, thời hạn giao hàng, phương thức giao hàng, phương thức thanh toán, số lượng, khối lượng, chất lượng của hàng hóa hay dịch vụ là đối tượng của hợp đồng, V.v… Đồng thời với việc đưa ra những điều khoản này, hợp đồng sẽ quy định nghĩa vụ giao hàng (cung ứng dịch vụ) của bên bán (Bên cung ứng dịch vụ) và nghĩa vụ thanh toán khi nhận hàng (sử dụng dịch vụ) của bên mua (Bên sử dụng dịch vụ) bên cạnh những nghĩa vụ có liên quan khác. Những nội dung cơ bản như trên của hợp đồng sẽ là căn cứ quan trọng để xác định liệu việc thực hiện nghĩa vụ của một trong các bên đã đầy đủ hay chưa. Ví dụ: Công ty A (Bên mua) và Công ty B (Bên bán) giao kết với nhau hợp đồng mua bán 500 gốc nấm linh chi tươi xuất xứ Hàn Quốc. Nhưng đến thời hạn giao hàng, Bên bán chỉ giao cho Bên mua 250 gốc nấm linh chi tươi Hàn Quốc. Trong trường hợp này, Bên bán đã thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo thỏa thuận, nhưng nghĩa vụ này lại không được thực hiện đầy đủ và do đó chúng ta khẳng định: Bên bán đã có hành vi vi phạm hợp đồng. 

    Thứ ba:Thực hiện không đúng những nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng 

    Việc thực hiện không đúng những nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng có thể bắt nguồn từ việc bên vi phạm thực sự không có khả năng thực hiện hợp đồng hoặc vô ý/cố ý thực hiện sai lệch những nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng vì mục đích nào đó. Khi có ý định giao kết hợp đồng, chắc chắn các bên đều phải đảm bảo mình có đủ khả năng để thực hiện hợp đồng thì mới chấp thuận lời đề nghị giao kết hợp đồng đó. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nên sau khi hợp đồng đã có hiệu lực thì một trong các chủ thể này lại không thể thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ở đây, dù đó có là các trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật thì hành vi thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận vẫn được coi là hành vi vi phạm hợp đồng. Ví dụ: Ngày 02/01/2017, A (Bên mua) ký hợp đồng mua bán 500kg thịt gia cầm làm sạch của B (Bên bán) để phục vụ bán hàng Tết nguyên đán, thời hạn giao hàng là 15/01/2017. Tuy nhiên, đến sát ngày giao hàng, do thợ điện không cẩn thận trong việc nâng cấp hệ thống điện cho trang trại nên toàn bộ số gia cầm trong trang trại của B bị điện giật chết. Do đó, đến ngày 15/01/2017, để có đủ hàng giao cho A, B đã phải thu mua gia cầm của các trang trại khác nhưng không được A chấp nhận. Mặc dù đây được coi là rủi ro trong kinh doanh nhưng hành vi giao hàng không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng của B vẫn bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng, 

    Mặt khác, trong nhiều trường hợp, khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên bán (bên cung ứng dịch vụ) đã biết rõ hàng hóa/dịch vụ không đáp ứng đúng những quy định về số lượng, chất lượng trong hợp đồng nhưng vì lý do nào đó, bên bán (bên cung ứng dịch vụ) vẫn cố tình giao hàng/cung ứng dịch vụ. Rõ ràng, đây là hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Ví dụ: X (Bên ủy thác) giao kết hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa với Y (Bên nhận ủy thác), trong đó X ủy thác cho Y nhập 500 máy điều hòa công nghiệp nhãn hiệu Daikin từ Nhật Bản. Tuy nhiên, vì muốn giảm bớt chi phí, tăng lợi nhuận nên thay vì nhập toàn bộ 500 máy điều hòa từ Nhật Bản, Y đã nhập 250 máy điều hòa công nghiệp nhãn hiệu Daikin của Trung Quốc và giao cho X. Trong tình huống này, hành vi giao hàng không đúng thỏa thuận trong hợp đồng của Y là cố ý và theo đó cấu thành một vi phạm hợp đồng. 

    Như vậy, hành vi của bên vi phạm sẽ được coi là hành vi vi phạm hợp đồng khi hành vi đó xuất phát từ việc thực hiện những nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng và thuộc một trong các trường hợp nêu trên, không phụ thuộc liệu những hành vi đó có rơi vào các trường hợp là rủi ro trong kinh doanh hay được miễn trách nhiệm hay không. Tuy nhiên ở đây cũng cần lưu ý: Trong thực tiễn khi xác lập quan hệ hợp đồng, không phải lúc nào các bên cũng có thể dự liệu được tất cả các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, do đó trong nhiều trường hợp, để khẳng định một hành vi có phải là hành vi vi phạm hợp đồng hay không chúng ta phải căn cứ vào những thói quen, tập quán thương mại, thông lệ kinh doanh hay các quy phạm pháp luật dự liệu, vv… khi các bên không có thỏa thuận cụ thể về một vấn đề nào đó.

    Căn cứ vào quy định của Luật Thương mại 2005 về chế tài trong hoạt động thương mại có thể khẳng định: Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý để áp dụng tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc áp dụng chế tài thương mại không chỉ dừng lại ở việc xác định có hay không hành vi vi phạm hợp đồng mà còn cần xác định vi phạm đó có phải là vi phạm cơ bản hay không. Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

    Thông thường, khi xác định hành vi vi phạm hợp đồng làm căn cứ áp dụng các chế tài thương mại như buộc thực hiện đúng hợp đồng hay phạt vi phạm sẽ không bắt buộc phải xác định hành vi vi phạm đó đã gây ra thiệt hại cho bên kia hay chưa, tức là không cần căn cứ vào tính nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Nhưng đối với một số chế tài như tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hay hủy bỏ hợp đồng, tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm lại được coi là một trong các căn cứ quan trọng để xác định các điều kiện áp dụng những chế tài này trong trường hợp các bên tranh chấp không có thỏa thuận áp dụng. Theo đó, hành vi vi phạm hợp đồng sẽ được coi là một vi phạm cơ bản khi thỏa mãn những điều kiện sau đây: 

    – Hành vi vi phạm đó phát sinh từ quá trình bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; 

    – Hành vi vi phạm đó đã gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm; 

    – Thiệt hại do bên vi phạm gây ra nghiêm trọng đến mức làm cho bên bị vi phạm không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. 

    Như vậy, nếu như một hành vi vi phạm thỏa mãn đầy đủ ba điều kiện trên thì vi phạm đó được coi là vi phạm cơ bản. Nhìn vào thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại có thể thấy, không phải lúc nào hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cũng gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm và kể cả khi đã gây thiệt hại thì cũng không phải lúc nào thiệt hại đó cũng khiến cho bên bị vi phạm không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

    Nói cách khác, thiệt hại được Luật Thương mại đề cập đến ở đây phải là thiệt hại nghiêm trọng, ở mức độ đáng kể và khi thiệt hại đã xảy ra, dù các bên đã áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả thì cũng không khắc phục được hoàn toàn, do đó, bên bị vi phạm không thể đạt được mục đích giao kết hợp đồng ban đầu. Căn cứ vào từng loại hợp đồng thương mại, chúng ta sẽ xác định về cơ bản mục đích của việc giao kết hợp đồng giữa các bên ở đây là gì và căn cứ vào vai trò, mức độ ảnh hưởng của đối tượng hợp đồng để xác định thiệt hại do hành vi vi phạm đó gây ra có thực sự nghiêm trọng hay không.

    Ví dụ: Trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, mục đích cơ bản khi giao kết hợp này là bên ủy thác mong muốn bên nhận ủy thác sẽ mua hoặc bán được hàng hóa cho mình, vì chỉ khi đó bên ủy thác mới có hàng hóa để bán lại cho đối tác nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa; còn bên nhận ủy thác mong muốn bên ủy thác hài lòng với kết quả công việc của mình và thanh toán thù lao ủy thác đầy đủ. Tuy nhiên, đến khi thực hiện hợp đồng thì bên nhận ủy thác lại giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cho bên ủy thác, điều này khiến cho bên ủy thác không thể thực hiện được hợp đồng với đối tác và bị phạt vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp này, hành vi vi phạm hợp đồng của bên nhận ủy thác đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bên ủy thác và khiến cho bên ủy thác không đạt được mục đích ban đầu của việc giao kết hợp đồng. 

    Nhìn chung, “vi phạm cơ bản vẫn còn là một khái niệm mới trong pháp luật thực định Việt Nam vì trước năm 2005, trong pháp luật thực định Việt Nam nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng chưa từng xuất hiện thuật ngữ “vi phạm cơ bản” hợp đồng hay “vi phạm cơ bản” nghĩa vụ hợp đồng mà thay vào đó là thuật ngữ “vi phạm nghiêm trọng”. Trên thực tế, khái niệm này chỉ được bổ sung vào hệ thống ngôn ngữ pháp lý về hợp đồng ở nước ta từ năm 2005 tại khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại 2005.

    Việc quy định khái niệm “vi phạm cơ bản” trong Luật Thương mại gắn liền với mục tiêu mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, nhiều văn bản pháp luật về hợp đồng thương mại trước đây như Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 hay Luật Thương mại năm 1997 tỏ ra bất cập, lỗi thời và không đảm bảo tính tương thích với các điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới như Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế.

    Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại 1997 cùng hệ thống các quy phạm pháp luật về hợp đồng trở nên cấp thiết để đảm bảo tính tương thích của pháp luật về thương mại ở Việt Nam với các định chế chung của thế giới trong lĩnh vực thương mại, trong đó có Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế mà “vi phạm cơ bản hợp đồng” là một quy định quan trọng của Công ước. đ Theo quy định tại Điều 25 Công ước Viên, “một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tượng tự”. Như vậy, theo Công ước Viên 1980, vi phạm cơ bản hợp đồng được xác định dựa trên các yếu tố: 

    – Phải có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng; 

    – Sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đó phải dẫn đến hậu quả là một bên mất đi cái mà họ có quyền chờ đợi mong muốn có được) từ hợp đồng; 

    – Bên vi phạm hợp đồng không thể nhìn thấy trước được hậu quả của sự vi phạm đó. Việc xác định mức độ thiệt hại của bên bị vi phạm được gây ra bởi hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm theo Công ước Viện rõ ràng hơn so với quy định của Luật Thương mại 2005, theo đó thiệt hại đây phải là thiệt hại đáng kể, tức là thiệt hại làm cho bên bị vi phạm mất đi cái mà họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng. Công ước Viên không giải thích thêm cái mà bên bị vi phạm chờ đợi từ hợp đồng này là gì.

    Vì vậy, việc xác định mức độ thiệt hại là đáng kể hay không đáng kể sẽ do Tòa án (hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp) quyết định căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Đồng thời, mặc dù hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm nhưng hành vi vi phạm hợp đồng đó sẽ không bị coi là vi phạm cơ bản hợp đồng nếu bên vi phạm không thể nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm đó và người ở vào hoàn cảnh tương tự cũng không thể tiên liệu được. Nói cách khác, khả năng nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng là yếu tố cần thiết để xác định hành vi vi phạm đó có phải là một vi phạm cơ bản hay không. 

    Nhìn nhận từ các định nghĩa về vi phạm cơ bản trong Công ước Viên năm 1980 và Luật Thương mại năm 2005 có thể thấy, việc xác định một hành vi vi phạm hợp đồng có phải là vi phạm cơ bản hay không không hề dễ dàng và thực tiễn việc xác lập và thực hiện các hợp đồng thương mại vô cùng phong phú trong khi ngôn từ pháp lý lại quá chung chung và thiếu hướng dẫn cụ thể. Điều này có thể dẫn đến những xung đột về quyền và lợi ích giữa các bên.

    Chính vì vậy, vi phạm cơ bản hợp đồng chủ yếu do Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp xác định căn cứ vào thông lệ giải quyết tranh chấp thương mại về hợp đồng. Nhìn chung, để xác định một hành vi vi phạm có phải là vi phạm cơ bản hay không, Tòa án và các cơ quan giải quyết tranh chấp ở các quốc gia trên thế giới nói chung và 

    Việt Nam nói riêng thường dựa vào bốn căn cứ như sau:

    (i) Xem xét có hay không sự thỏa thuận của các bên về vi phạm cơ bản trong hợp đồng: Nếu trong hợp đồng, các bên có sự thỏa thuận rõ ràng về các hành vi vi phạm nào sẽ được coi là vi phạm cơ bản thì khi tranh chấp xảy ra, Tòa án sẽ dễ dàng xác định có sự tồn tại của vi phạm cơ bản trong hợp đồng này hay không. Mặt khác, nếu như trong hợp đồng hoặc các văn bản liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, các bên không chỉ rõ sự vi phạm nghĩa vụ nào là vi phạm cơ bản mà chỉ thỏa thuận các bên đều phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi nghĩa vụ trong hợp đồng thì bất kỳ sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nào cũng đều bị xem là vi phạm cơ bản hợp đồng. 

    (ii) Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên: Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về vấn đề này, Tòa án đã sử dụng một số tiêu chí để xác định tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, bao gồm: Căn cứ vào tỷ lệ hàng hóa bị tổn thất trên tổng giá trị của hàng hóa được giao (thiệt hại được xác định là đáng kể khi giá trị của hàng hóa không phù hợp với hợp đồng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị hàng hóa), căn cứ vào chi phí sửa chữa dự tính trên tổng giá trị hàng hóa được giao (thiệt hại được xác định là đáng kể khi chi phí bên bị vi phạm bỏ ra để khắc phục hậu quả gần bằng với tổng giá trị hợp đồng). 

    (iii) Căn cứ vào việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng có khả năng thương mại hay không. Trong trường hợp này, việc giao hàng không phù hợp với hợp đồng đã cấu thành một vi phạm cơ bản hay chưa sẽ phụ thuộc vào việc xác định khả năng bán được của hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, hay nói cách khác là căn cứ vào khả năng thu hồi vốn của bên bị vi phạm khi bị thiệt hại bởi hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm. 

    (iv) Căn cứ vào việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng có khả năng sử dụng được hay không. Trong một số trường hợp, mặc dù hàng hóa bị tổn thất, thậm chí tổn thất nghiêm trọng nhưng vẫn có thể sử dụng được. Trong trường hợp này, tòa án sử dụng tiêu chí về khả năng vẫn còn sử dụng được của hàng hóa được giao không phù hợp với hợp đồng để xác định vi phạm cơ bản hợp đồng. Tòa án cho rằng bất kỳ sự không phù hợp nào liên quan đến chất lượng đều không cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng nếu người mua vẫn có thể thuận tiện sử dụng hàng hóa đó hoặc bán hạ giá được hàng hóa đó. 

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *