Truy thu thuế là gì?
Để hiểu rõ hơn: Truy thu thuế là gì? Thẩm quyền truy thu thuế? Thời hạn truy thu thuế? Quý độc giả đừng bỏ lỡ nội dung bài viết này của chúng tôi.
Truy thu thuế là gì?
Không phải mọi trường hợp truy thu thuế đều xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật. Truy thu thuế được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể không phải do hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế.
Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp vấn đề nộp các khoản thuế đã được quy định vừa là nghĩa vụ vừa là các gánh nặng nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả. Từ đó dẫn đến nhiều trường hợp thực hiện hành vi trốn thuế hoặc gian lận trong quá trình kê khai thuế.
Các hành vi trốn thuế tùy từng mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý về hình sự, do đó các cá nhân, doanh nghiệp rất cần nắm rõ các quy định về truy thu thuế để đảm bảo tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Hiểu được vấn đề này, chúng tôi muốn gửi đến Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến chủ đề: Truy thu thuế là gì?
Truy thu thuế là gì?
Truy thu thuế là quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng nộp thuế cần phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Thuế bị truy thu đề cập đến các khoản nợ thuế từ năm trước đó. Người nộp thuế có thể cố ý hoặc vô ý chưa nộp đủ thuế. Các lí do này bao gồm các hành vi như: việc kê khai thu nhập và không thực hiện nghĩa vụ thuế; không báo cáo tất cả thu nhập kiếm được trong năm tính thuế; bỏ qua việc khai thuế trong năm tính thuế nhất định.
Không phải mọi trường hợp truy thu thuế đều xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật. Truy thu thuế được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể không phải do hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế. Về bản chất, truy thu thuế là quyết định hành chính yêu cầu chủ thể chưa có nộp đủ thuế thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, không cần phải là quyết định xử phạt vi phạm hành chính, và nguyên nhân của việc chậm nộp thuế có thể do chủ quan, khách quan cố ý hoặc vô tình vi phạm. Nếu xác định được việc nộp thuế trễ là do hành vi cố ý vi phạm pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là có trách nhiệm hình sự cho chủ thể vi phạm.
Thẩm quyền truy thu thuế
Việc truy thu thuế thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý thuế, cơ quan hải quan, gồm các cơ quan là Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế; Tổng cục hải quan, Chi cục hải quan (đối với hàng hóa xuất nhập khẩu), Cục hải quan.
Thời hạn truy thu thuế
Nghị định 125/2020/NĐ-CPđược Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có nhiều quy định mới so với quy định tại thông tư 166/2013/TT-BTC cũ. Một trong số đó là về thời hạn truy thu thuế. Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 166/2013/TT-BTC, thời hạn truy thu thuế là 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm:
“ Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.”
Mặc dù tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, Chính phủ vẫn quy định thời hạn truy thu thuế là 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm nhưng bổ sung thêm quy định: “Thời hạn truy thu thuế tại điểm a khoản này chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách Nhà nước.” Riêng các khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì thời hạn truy thu được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai và liên quan nhưng không ít hơn thời hạn nêu trên.
Xử lí đối với việc chậm nộp tiền thuế
Được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Căn cứ Điều 42, nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm thông báo, đôn đốc tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt theo quy định.
Từ ngày 05/12/2021, nghị định 125/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có hiệu lực, có quy định một số điểm mới về truy thu thuế. Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được về những quy định về truy thu thuế.
Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc