Tranh cấp thương mại là gì? Đặc điểm tranh chấp thương mại?

Tranh cấp thương mại là gì? Đặc điểm tranh chấp thương mại? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây

Tranh cấp thương mại là gì? Đặc điểm tranh chấp thương mại? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây

Tranh cấp thương mại là gì? Đặc điểm tranh chấp thương mại?

Trong nội dung bài viết này sẽ tư vấn về nội dung: Tranh cấp thương mại là gì? Đặc điểm tranh chấp thương mại?

Mục lục

    Khái niệm tranh chấp trong thương mại 

    Trong nền kinh tế thị trường điều chỉnh bởi pháp luật, quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Trong môi trường tự do kinh doanh đó, do sự chi phối của các quy luật thị trường và mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận của các chủ thể tham gia thị trường, việc phát sinh tranh chấp giữa các chủ thể kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. 

    Thực tế cho thấy một số thuật ngữ như “tranh chấp trong hoạt động thương mại và đầu tư”, “tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại” hay “tranh chấp trong thương mại được sử dụng trong các giáo trình, sách nghiên cứu về pháp luật cũng như trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau. Điều đó cho thấy có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm tranh chấp trong hoạt động thương mại. 

    Tuy nhiên, thống nhất trong các quan niệm đó thì tranh chấp trong hoạt động thương mại là một dạng của tranh chấp kinh tế theo nghĩa rộng. Tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau. Theo đó, tranh chấp kinh tế có thể có ở các dạng cơ bản sau: 

    (i) Tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại: Được diễn ra giữa các chủ thể tham gia kinh doanh. Cụ thể, đó là các tranh chấp diễn ra trong các quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.

    (ii) Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư: Loại hình tranh chấp này nảy sinh trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương và đa phương. 

    (iii) Tranh chấp giữa các quốc gia trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại song phương và đa phươn

    Có thể thấy, trong các loại tranh chấp kinh tế kể trên, tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại là loại hình tranh chấp phổ biến nhất. Tuy có sự khác nhau về cách thức biểu đạt và ngôn ngữ sử dụng, nhưng nhìn chung quan niệm về hoạt động thương mại và tranh chấp thương mại khá nhất quán. 

    Do đó, tranh chấp trong thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. 

    Đặc điểm của tranh chấp trong thương mại 

    Có thể nhận diện tranh chấp trong thương mại từ những đặc điểm sau: 

    Thứ nhất: Chủ thể tranh chấp trong thương mại

     Chủ thể chủ yếu trong quan hệ tranh chấp thương mại là các thương nhân. Ngoài thương nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại, một bên chủ thể của tranh chấp thương mại có thể là thành viên của thương nhân với nhau hoặc với thương nhân; giữa thương nhân với các bên có liên quan không phải là thương nhân tùy thuộc vào từng quan hệ thương mại cụ thể. 

    Thứ hai: Lĩnh vực phát sinh tranh chấp trong thương mại

    Tranh chấp trong thương mại phát sinh từ các hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại là những hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác. Ở đây, cần phải chú ý tới các hoạt động đầu tư. 

    Thứ ba: Nội dung của tranh chấp trong thương mại

     Tranh chấp thương mại chính là những xung đột về lợi ích của các bên trong quan hệ thương mại, do đó, nội dung của tranh chấp thường liên quan đến lợi ích vật chất, lợi ích tài sản của các bên tranh chấp. Xét về mặt giá trị, các tranh chấp trong thương mại thường có giá trị lớn. Các giá trị của tranh chấp thương mại tỷ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Hơn nữa, trong quan hệ thương mại hiện đại, tính rủi ro trong thực hiện hợp đồng càng cao thì giá trị của các tranh chấp càng lớn’. 

    Yêu cầu của quá trình giải quyết tranh chấp trong thương mại 

    Tranh chấp là hệ quả tất yếu xảy ra trong hoạt động thương mại, vì vậy giải quyết tranh chấp phát sinh được coi là đòi hỏi tự thân của các chủ thể phát sinh tranh chấp. Giải quyết tranh chấp trong thương mại chính là việc lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để tháo gỡ các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được. – Giải quyết tranh chấp thương mại trong thời kỳ hợp tác, toàn cầu hóa phải đáp ứng các yêu cầu sau: 

    – Phải được giải quyết theo các nguyên tắc tự do ý chí, thể hiện quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp

    – Nhanh chóng, thuận lợi không làm hạn chế, cản trở các hoạt động thương mại. 

    – Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong hoạt động thương mại. Giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên trên thương trường. 

    – Kinh tế nhất, ít tốn kém nhất. Ở đây phải hiểu là toàn bộ các chi phí chính thức và phi chính thức như chi phí cơ hội, thời cơ kinh doanh… 

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *