Trách nhiệm pháp lý và phòng tránh rủi ro trong hợp đồng thương mại như thế nào?

Trách nhiệm pháp lý và phòng tránh rủi ro trong hợp đồng thương mại như thế nào? sẽ được chúng tôi tư vấn trong bài viết sau.

Trách nhiệm pháp lý và phòng tránh rủi ro trong hợp đồng thương mại như thế nào? sẽ được chúng tôi tư vấn trong bài viết sau.

Trách nhiệm pháp lý và phòng tránh rủi ro trong hợp đồng thương mại như thế nào?

Trách nhiệm pháp lý và phòng tránh rủi ro trong hợp đồng thương mại như thế nào? sẽ được chúng tôi tư vấn trong bài viết sau.

Mục lục

    Khái niệm trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng 

    Khi được giao kết hợp pháp, hợp đồng có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và các bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng cam kết. Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều hợp đồng được giao kết hợp pháp nhưng các bên không thực hiện đúng thỏa thuận. Do đó, để cam kết giữa các bên được thực hiện hoặc để bù đắp những tổn thất bên bị vi phạm phải chịu, pháp luật hiện hành đã quy định về những trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng nói chung, hợp đồng trong hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng.

    Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ, “trách nhiệm chính là phần việc được giao cho hoặc được giao cho phải đảm bảo làm tròn nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả”. Từ cách hiểu về “trách nhiệm” thì “trách nhiệm pháp lý” là sự bắt buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được pháp luật xác lập và điều chỉnh. Trong đó chủ thể vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định. 

    Thực tế, Bộ luật Dân sự cũng như Luật Thương mại không đưa ra quy định cụ thể trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là gì. Tuy nhiên dựa vào cách hiểu trách nhiệm pháp lý nêu trên, có thể hiểu, trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại và đầu tư là những hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu do vi phạm hợp đồng như phạt vi phạm hoặc buộc bồi thường thiệt hại do có hành vi vi phạm xảy ra.

    Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng 

    Thứ nhất, về căn cứ phát sinh

    Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại và đầu tư chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Theo quy định, vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật Thương mại. (khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại năm 2015). 

    Khi hợp đồng phát sinh hiệu lực, các bên sẽ phải ràng buộc với nhau về các nội dung đã cam kết, do đó, mọi hành vi vi phạm hợp đồng sẽ phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý nhất định 

    Thứ hai, về tính chất

    Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại, đầu tư là trách nhiệm mang tính chất tài sản. Bởi lẽ khách thể mà các bên chủ thể khi giao kết hợp đồng thương mại hướng đến chủ yếu là những lợi ích vật chất nhất định. Cụ thể: B – Bên vi phạm phải dùng tiền (tài sản) để thực hiện nghĩa vụ phạt vi phạm, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Mức phạt hoặc giá trị bồi thường thiệt hại được thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

    – Bên vi phạm buộc phải thanh toán những chi phí hợp lý cần thiết để thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi bên bị vi phạm áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng. Ví dụ như chi phí sửa chữa sai sót, loại trừ khuyết tật của hàng hóa 

    – Việc áp dụng các hình thức chế tài đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích vật chất của các bên, mà trong một số trường hợp, các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền 

    Thứ ba, thông thường chủ thể có quyền lựa chọn áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lý là chủ thể có quyền và lợi ích bị vị phạm trong quan hệ hợp đồng

    Khi có hành vi vi phạm hợp đồng thương mại, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện những trách nhiệm theo cam kết trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc bên vị phạm không thực hiện, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

    Cần lưu ý rằng Luật Thương mại năm 2005 không quy định trực tiếp cũng như không đưa ra khái niệm về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng, tuy nhiên dựa vào phân tích trên có thể thấy khái niệm trách nhiệm pháp lý có nội hàm tương tự với chế tài thương mại theo quy định của Luật Thương mại (2005). Luật hiện hành đã đưa ra những chế tài thương mại cụ thể cũng như căn cứ áp dụng từng chế tài. Việc lựa chọn chế tài nào để áp dụng sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên (chủ yếu dựa vào sự lựa chọn của bên bị vi phạm) có xem xét đến hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng hợp đồng. Việc phân tích các chế tài cụ thể sẽ được trình bày tại phần sau của tài liệu này. 

    Nhận diện những rủi ro pháp lý trong ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại

    Thực tế chứng minh rằng: muốn phòng tránh những rủi ro pháp lý trong ký kết và thực hiện hợp đồng thì trước hết cần phải nhận diện những rủi ro đó, trên cơ sở có thể áp dụng nguyên tắc “loại bỏ” vừa đảm bảo sự lựa chọn của các bên nhưng đồng thời cũng hạn chế tối đa những tổn thất do những rủi ro này gây ra. Rủi ro pháp lý được hiểu là sự không may mắn, tổn thất hay nguy hiểm có thể đo lường, dự báo được nhưng cũng có thể là những rủi ro không lường trước được tác động đến quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng hay giải quyết các tranh chấp phát sinh.

    Mặc dù vậy cũng cần lưu ý rằng không phải là tất cả rủi ro pháp lý nào cũng có kết quả tiêu cực mà có những rủi ro mang tính tích cực, hay còn gọi là rủi ro có tính thụ hưởng. Những rủi ro pháp lý trong ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại có thể là những rủi ro mang tính khách quan và những rủi ro mang tính chủ quan. Trong đó các rủi ro mang tính chủ quan chiếm một vị trí rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp tới hiệu quả hay làm suy giảm lợi ích của các bên trong hợp đồng thương mại. 

    Các rủi ro pháp lý mang tính khách quan trong ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại thường là những rủi ro do thay đổi chính sách pháp luật về hợp đồng, sự biến đổi giá cả thị trường hoặc thay đổi khi Việt Nam tham gia vào các Điều ước quốc tế mà ở đó có sự bất tương thích hay chưa phù hợp với pháp luật nội địa. Đối với những rủi ro pháp lý mang tính khách quan, việc cập nhật thông tin về các quy định này đòi hỏi phải mang tính thường xuyên, phổ biến. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không chỉ là việc cập nhật thông tin mà điều quan trọng hơn nữa là việc xử lý thông tin, sự hiểu đúng những sự thay đổi đó để vận dụng một cách linh hoạt mà không cần thay đổi quy định pháp luật nội địa hay chấp nhận một cách “khiên cưỡng”.

    Ví dụ: về các chế tài do vi phạm hợp đồng, pháp luật Việt Nam và CISG đều quy định về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại và hủy hợp đồng. Tuy nhiên, CISG không quy định gì về phạt vi phạm hợp đồng do có nhiều quan điểm rất khác nhau giữa các nước Civil Law và Common Law về chế tài này khiến cho việc hài hòa hóa là không thể thực hiện được. Vì vậy, một trong những yêu cầu được đặt ra là cần nhận diện và áp dụng đúng sự bất tương thích giữa pháp luật Việt Nam và những quy định của CISG về mua bán hàng hóa quốc tế. | Đối với những rủi ro pháp lý mang tính chủ quan trong ký kết hợp đồng thương mại thường bao gồm những rủi ro như:

    (i) đánh giá về đối tác trong quan hệ hợp đồng;

    (ii) Nhận thức về bản chất pháp lý của hợp đồng thương mại trong khuôn khổ pháp luật nội địa và pháp luật quốc tế;

    (iii) Khả năng hành động trong ký kết và thực hiện hợp đồng;

    (iv) Rủi ro từ sự ảnh hưởng hay tác động từ người thứ ba. Cũng cần nhấn mạnh rằng: những rủi ro pháp lý có thể nhận diện được nhưng cũng có thể rủi ro tiềm ẩn trong tương lai mà vì một lý do nào đó, vào một thời điểm nào đó nó mới xuất hiện tác động đến mục tiêu mà hai bên hướng tới. Đồng thời, những rủi ro có thể xuất phát từ hành vi cố ý, ngược lại có những rủi ro pháp lý là hệ quả của hành vi vô ý. Vì vậy, tùy thuộc vào bản chất và hình thức của mỗi loại rủi ro cần xây dựng các biện pháp phòng tránh hiệu quả. 

    Các biện pháp phòng tránh rủi ro pháp lý trong ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại 

    Phòng tránh rủi ro pháp lý trong ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại không chỉ và bao gồm những biện pháp sau: 

    Thứ nhất, thay đổi về tư duy trong ký kết và thực hiện hợp đồng. Trong thời đại ngày nay khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, chủ động hội nhập quốc tế, các quan hệ thương mại không chỉ bó hẹp trong nội địa một quốc gia mà nó còn mang tính khu vực và toàn cầu. Các giao dịch thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp về diện rộng cũng như chiều sâu của nó. Chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy kinh tế, trong đó đặc biệt là thay đổi tư duy trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại. Sự thay đổi đó được xác lập trên nền tảng của sự trung thực, cẩn trọng, minh bạch và hiệu quả.

    Điều đó, không chỉ xuất phát từ một bên trong quan hệ hợp đồng mà đòi hỏi từ cả hai bên để hướng tới sự thành công của hợp đồng không chỉ là thành công của mộ bên mà phải bảo đảm lợi ích hiệu quả nhất cho cả hai bên trong quan hệ hợp đồng. Thay đổi tư duy trong ký kết, thực hiện hợp đồng thiết nghĩ cũng là con đường tất yếu của một sự làm ăn lớn với tư duy lớn trong một trật tự thế giới công bằng thương mại. 

    Thứ hai, tuân thủ sự thỏa thuận và các quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại. Nền tảng quan trọng của hợp đồng là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên. Việc thiết lập quan hệ hợp đồng không có tính ép buộc, lừa dối hay trái với các quy định của pháp luật. Sự thỏa thuận hay tuân thủ pháp luật nhằm đảm bảo rằng: khi ký kết và thực thực hiện hợp đồng phải đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng đối với từng điều khoản hay toàn bộ các điều khoản của hợp đồng. Sự thỏa thuận hay tuân thủ pháp luật về hợp đồng sẽ hạn chế tối đa sự vô hiệu của hợp đồng hoặc hợp đồng không có hiệu lực pháp luật về nội dung hay hình thức của hợp đồng.

    Một hợp đồng thương mại do người đại diện ký kết không có thẩm quyền cũng có thể làm cho hợp đồng vô hiệu hay pháp luật quy định đối với hợp đồng đó phải thể hiện bằng hình thức văn bản nhưng các bên lại thỏa thuận việc thiết lập hình thức hợp đồng bằng lời nói thì thỏa thuận đó vô hiệu và hợp đồng này sẽ bị coi là vô hiệu về hình thức. 

    Thứ ba, khả năng hành động và kiểm soát hành động trong việc thực thi các điều khoản cũng như toàn bộ nội dung hợp đồng. Ký kết hợp đồng là cơ sở kinh tế và pháp lý quan trọng để thực hiện hợp đồng. Thực hiện hợp đồng có thể được áp dụng theo những phương thức khác nhau mà các bên cho là phù hợp. Việc thực hiện có thể được tiến hành một lần (một giai đoạn) hay nhiều lần (đa giai đoạn) và tùy thuộc vào loại hợp đồng trong nước hay hợp đồng quốc tế. Việc đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng của đối tác có thể được áp dụng bởi các biện pháp khác nhau, thông thường là các biện pháp mang tính vật chất như: biện pháp đặt cọc, ký quỹ,…

    Đặc biệt, trong những trường hợp hợp đồng liên quan đến người thứ ba thì việc kiểm soát được áp dụng không chỉ đối với bên kia của hợp đồng mà còn phải áp dụng đối với bên thứ ba để đảm bảo tính minh bạch và chặt chẽ. Vấn đề kiểm soát hành động thực hiện hợp đồng có thể mang tính hệ thống, được xây dựng có tính chiến lược hoặc mang tính tạm thời tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể, trong trường hợp cụ thể. Tại sao có điều này? Bởi một thực tế cho thấy: có thể khả năng thực hiện hợp đồng của đối tác không được trọn vẹn theo cam kết vì bị tác động bởi các rủi ro không lường trước được.

    Ví dụ như trong quá trình thực hiện hợp đồng đối tác có thể do tác động của thị trường hay thay đổi người đại diện trong hợp đồng. Hoặc thậm chí việc thực hiện hợp đồng của bên kia có thể do vô ý hay cố ý. Tất cả những vấn đề này đều ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện hợp đồng. Chính vì vậy việc kiểm soát khả năng thực hiện hợp đồng của đối tác cần được xây dựng một cách linh hoạt để đối phó với tình trạng xấu nhất có thể xảy ra mà mục tiêu hướng tới là hạn chế tối đa thiệt hại. 

    Thứ tư, hướng tới sự chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trong ký kết và thực hiện hợp đồng. Biện pháp này được áp dụng có thể bằng nhiều con đường khác nhau. Nhưng có hai khả năng có thể xảy ra: một là thuê luật sư đại diện cho công ty ký kết, thực hiện hợp đồng và trong giải quyết tranh chấp phát sinh và hai là bản thân những người có thẩm quyền, các CEO đại diện ký kết hợp đồng là các luật sư. Luật sư là những người có chuyên môn sâu về pháp luật, có khả năng sử dụng kiến thức pháp lý và vận dụng các quy định pháp luật để giúp các nhà đầu tư trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng.

    Tuy nhiên, không phải luật sư nào cũng là luật sư giỏi, vì vậy cần phải chọn lựa đúng luật sư đảm bảo độ tin cậy và chuyên môn cao về lĩnh vực hợp đồng. Như vậy dù thuê luật sư hay bản thân người đại diện ký kết hợp đồng là luật sư thì vẫn hướng tới sự chuyên nghiệp trong hoạt động thương mại và có lẽ đây là một trong những hướng đi đúng của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *