Tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng ở đâu?

Khách hàng quan tâm Tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng ở đâu? vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Khách hàng quan tâm Tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng ở đâu? vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng ở đâu?

Tất cả hệ thống kiểm tra, tra mã chứng chỉ hành nghề sẽ được công khai minh bạch trên website của Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây Dựng. Các tỉnh thành phố trên toàn quốc khi được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải có công văn đưa lên Bộ Xây Dựng để lấy mã số cấp chứng chỉ.

Mục lục

    Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?

    Chứng chỉ năng lực xây dựng là bản đánh giá năng lực sơ lược do Bộ Xây Dựng, Sở Xây dựng với các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động xây dựng của cá nhân cấp, Chứng chỉ này sẽ ghi ra điều kiện, quyền hạn của tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

    Chứng chỉ có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu. Chứng chỉ được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu

    – Nhóm thứ nhất: có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ

    – Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.

    Phân loại hạng chứng chỉ năng lực xây dựng

    Phân loại theo hạng chứng chỉ bao gồm:

    Các doanh nghiệp phải kiểm tra và thực yêu cầu cấp chứng chỉ năng lực xây dựng tại các đơn vị tổ chức hợp pháp theo quy định của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng tại Việt Nam. Cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động dựa trên 3 hạng chứng chỉ năng lực sau:

    – Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1

    – Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2

    – Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3

    Phân loại theo lĩnh vực bao gồm:

    – Chứng chỉ năng lực (CCNL) tư vấn quản lý dự án.

    – CCNL khảo sát xây dựng.

    – CCNL thi công xây dựng công trình.

    – CCNL tư vấn và lập quy hoạch xây dựng.

    – CCNL thiết kế và thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.

    – CCNL giám sát, thi công và kiểm định xây dựng.

    – CCNL lập, thẩm tra dự án đầu tư và xây dựng công trình.

    – CCNL tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

    Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có bắt buộc không?

    Chứng chỉ năng lực trong xây dựng được quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định những hoạt động phải có chứng chỉ này. Cụ thể ở khoản 1 Điều 83 của nghị định quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng:

    – Khảo sát xây dựng;

    – Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;

    – Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;

    – Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;

    – Thi công xây dựng công trình;

    – Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;

    – Kiểm định xây dựng;

    – Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

    Thẩm quyền cấp giấy chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

    Căn cứ Điều 64 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định cụ thể như sau:

    – Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I (Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng).

    – Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III.

    – Tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.

    – Tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các yêu cầu sau:

    + Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động xây dựng, có phạm vi hoạt động trên cả nước.

    + Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội.

    + Đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sát hạch.

    Điều kiện để xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

    Để xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cần phải đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp chứng chỉ. Các điều kiện gồm:

    – Đã có giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp hoặc quyết định thành lập đơn vị, doanh nghiệp

    – Đối tượng tham gia hoạt động xây dựng là những cá nhân đảm nhận chức danh quan trọng, chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức, đơn vị đang đề nghị được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng.

    – Đối với các dự án, công trình mang tính chất đặc thù thì đối tượng tham gia chủ chốt, chức danh quan trọng phải có chứng chỉ hành nghệ tương ứng với đúng công việc đang thực hiện. Đối tượng này phải được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của công trình, dự án. Đó là những dự án, công trình như nhà mát sản xuất hóa hóa chất độc hại, vật liệu nổ hay nhà máy điện hạt nhân….

    Tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng ở đâu?

    Bước 1: Truy cập vào trang chủ của Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây Dựng

    Đầu tiên, bạn cần truy cập vào website chính thức của Cục Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng, bằng cách nhấn vào một trong 2 đường link dưới đây:

    Đối với tổ chức, các bạn truy cập vào đây: https://nangluchdxd.gov.vn/Tochuc

    Đối với cá nhân, các bạn truy cập vào đây: https://nangluchdxd.gov.vn/Canhan

    Bước 2: Điền thông tin Số chứng chỉ được cấp

    Đến đây, bạn cần điền thông tin/số chứng chỉ được cấp vào ô “Từ khóa” sau đó điền “Mã xác nhận” ở hình bên cạnh theo đúng ký tự. Mã số chứng chỉ của mỗi tổ chức/cá nhân khi được cấp sẽ là duy nhất, không trùng lặp với nhau.

    Ví dụ: Công ty được cấp hạng 1 thì nơi cấp là Bộ xây dựng, mã chứng chỉ là BXD-00000035. Đối với chứng chỉ hạng 2 và 3 do các sở xây dựng các tỉnh cấp. (Hà Nội mã cấp: HAN-00038835, TP Hồ Chí Minh: HCM-00010074…). Lưu ý mã số chứng chỉ của mỗi tổ chức sẽ là duy nhất.

    Bước 3: Nhấn Nút “Tìm Kiếm”

    Sau khi điền mã số chứng chỉ vào ô trống, bạn chỉ cần nhấn nút “Tìm kiếm” có màu xanh ở phía dưới.

    Nếu chứng chỉ của cá nhân thì sẽ ra thông tin chi tiết: Họ tên; Ngày sinh; Số giấy tờ chứng thực cá nhân; Trình độ chuyên môn; Số chứng chỉ; Lĩnh vực hành nghề; Hạng và ngày hết hạn.

    Nếu chứng chỉ của công ty thì sẽ ra thông tin chi tiết: Tên tổ chức; Người đại diện; Mã số thuế/ Quyết định thành lập; Địa chỉ; Mã chứng chỉ; Lĩnh vực; Lĩnh vực mở rộng; Hạng và ngày hết hạn.

    Nếu không tìm thấy bạn có thể kiểm tra số quyết định cấp và gửi công văn đến đơn vị cấp yêu cầu xác nhận. Nếu cả 2 thông tin trên đều không chính xác thì chứng chỉ bạn có thể là không đúng.

    Lưu ý: Tất cả hệ thống kiểm tra, tra mã chứng chỉ hành nghề sẽ được công khai minh bạch trên website của Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây Dựng. Các tỉnh thành phố trên toàn quốc khi được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải có công văn đưa lên Bộ Xây Dựng để lấy mã số cấp chứng chỉ.

    Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có giá trị bao lâu?

    Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp Điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài; hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

    Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về: Tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng ở đâu? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ Đại Lý Thuế Gia Lộc theo Hotline: 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *