Thuế thu nhập cá nhân cho lao động thử việc tính như thế nào?
Khách hàng quan tâm đến Thuế thu nhập cá nhân cho lao động thử việc tính như thế nào? vui lòng theo dõi bài viết.
Thuế thu nhập cá nhân cho lao động thử việc tính như thế nào?
Tôi muốn hỏi lao động thử việc có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính thuế thu nhập cá nhân trường hợp này như thế nào? Có được phép khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không?
Câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Tôi là Nguyễn Đức Nhân, hiện đang là nhân viên thử việc trong công ty TNHH Hòa Phát. Tôi có một vấn đề xin hỏi Luật sư như sau:
Theo tôi được biết, lao động thử việc trước khi được ký hợp đồng chính thức với công ty thì vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Tôi muốn hỏi là thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này được tính như thế nào? Và có được phép khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không?
Trả lời:
Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012 về Đối tượng nộp thuế như sau:
“1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.”
Đồng thời, Khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân:
1. Khoản 2 và khoản 5 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, đối với người lao động đang trong thời gian thử việc thì vẫn thuộc đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thu nhập chịu thuế là tiền lương, tiền công cũng các khoản trợ cấp phát sinh trong thời gian thử việc.
Thuế thu nhập cá nhân cho lao động thử việc tính như thế nào?
Về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, căn cứ theo quy định tại điểm b, điểm i, khoản 1, Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC về khấu trừ thuế như sau:
“b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhântrả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhântrả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
b.3) Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).
b.4) Doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý Quỹ hưu trí tự nguyện có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc, tiền tích lũy đóng quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 6, Điều 7 Thông tư này.
b.5) Số thuế phải khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được xác định theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này; của cá nhân không cư trú được xác định theo Điều 18 Thông tư này.
……………
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.”
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, ta có thể thấy rằng:
– Nếu sau thời gian thử việc, người lao động tiếp tục kí hợp đồng dài hạn, thì thời gian thử việc sẽ được khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
– Nếu sau thời gian thử việc, người lao động không tiếp tục kí hợp đồng dài hạn thì sẽ tính như sau:
+ Khấu trừ thuế theo quy định tại điểm i, khoản 1, điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC nêu trên, đó là nếu mỗi lần chi trả cho cá nhân trên 2 triệu đồng thì doanh nghiệp sẽ khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả thu nhập cho cá nhân người lao động.
+ Nếu như cá nhân làm bản cam kết 23/CK-TNCN chỉ có thu nhập duy nhất tại công ty mà tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì công ty tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người đó. Cá nhân chỉ được làm bản cam kết khi đã có mã số thuế thu nhập cá nhân.
Do đó, bạn xác định xem mình thuộc vào trường hợp nào để tính thuế và mức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho phù hợp.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc