Thực hiện kết quả tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hoà giải như thế nào?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề: Thực hiện kết quả tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hoà giải như thế nào?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề: Thực hiện kết quả tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hoà giải như thế nào?

Thực hiện kết quả tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hoà giải như thế nào?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề: Thực hiện kết quả tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hoà giải như thế nào?

Mục lục

    Thực hiện kết quả thương lượng 

    Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về giá trị pháp lý của kết quả thương lượng. Kết quả thương lượng có thể là thành công hoặc thất bại. Nếu các bên không dàn xếp vụ việc bằng biện pháp thương lượng thành công, các mâu thuẫn và xung đột vẫn tồn tại. Do đó, các bên có thể sẽ phải sử dụng những biện pháp giải quyết tranh chấp khác phù hợp hơn. Nếu kết quả thương lượng là việc giải quyết tranh chấp thành công, các bên cần tôn trọng thoả thuận thương lượng và tự nguyện thi hành kết quả đó. 

    Nhà nước không can thiệp vào hoạt động thương lượng giữa các bên và việc thi hành các thoả thuận thương lượng. Đây cũng là một nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng bởi nếu một trong các bên không thiện chí, quá trình thương lượng và việc thực hiện kết quả thương lượng sẽ không được đảm bảo. Khi đó, các bên vừa tốn thời gian, vừa tốn các chi phí phát sinh trong quá trình thương lượng

    Nếu trong trường hợp thương lượng không thành, các bên tiếp tục sử dụng các phương thức khác để giải quyết tranh chấp như hoà giải, trọng tài, Toà án thì các chủ thể giải quyết tranh chấp này có xét đến các thoả thuận của các bên trong quá trình thương lượng hay không? Hay vụ việc sẽ chỉ được giải quyết dựa trên các tình tiết và tranh chấp trước đó. Đây là một vấn đề đang được đặt ra, có nhiều quan điểm khác nhau và pháp luật chưa có quy định rõ. 

    Thực hiện kết quả hoà giải 

    Kết quả hoà giải có thể là việc giải quyết tranh chấp thành công hoặc không thành công. Trường hợp hoà giải không thành, tranh chấp giữa các bên chưa được giải quyết, các bên vẫn có thể tiến hành hoà giải lại hoặc tiếp tục sử dụng những phương thức giải quyết tranh chấp khác. Trường hợp hoà giải thành (một phần hoặc toàn bộ các tranh chấp đã phát sinh), các bên cần nghiêm túc thực hiện những thoả thuận đó. Vấn đề thi hành kết quả hoà giải thành cũng có nhiều quan điểm trái chiều:

    Một là, thoả thuận hoà giải thành là một hợp đồng mới, giá trị hiệu lực là ràng buộc với các bến; nếu một bên không thực hiện hoặc có vi phạm thì bên kia có quyền khởi kiện như một hợp đồng;

    Hai là, thoả thuận hoà giải thành có giá trị thi hành bắt buộc như một bản án khi Toà án ra quyết định công nhận thi hành; nếu theo quan điểm này, pháp luật cần có sự phối hợp giữa văn bản pháp luật về hoà giải với văn bản pháp luật về tố tụng dân sự và thi hành án;

    Ba là, thoả thuận hoà giải thành có giá trị thi hành đương nhiên (thi hành nhanh) mà không cần có sự công nhận của Toà án’. Theo đó, quan điểm kết quả hoà giải thành có giá trị thi hành đương nhiên mà không cần sự công nhận của Toà án là khuyến nghị của UNCITRAL, Điều 14 Luật mẫu về hoà giải thương mại có quy định: “ Nếu các bên đạt được thoả thuận hoà giải thành để giải quyết tranh chấp, thì thoả thuận hoà giải đó có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và có thể đưa ra thị hành”.

    Theo phân tích tại Bản thảo hướng dẫn việc ban hành và sử dụng Luật mẫu UNCITRAL về hoà giải thương mại (A/CN.9/514 phần 77), UNCITRAL có giải thích rằng quy định này nhằm tăng tính hấp dẫn của thoả thuận hoà giải, áp dụng chế độ thi hành nhanh và coi thoả thuận này như một phán quyết trọng tài. Bên cạnh đó, nhằm tránh sự can thiệp của Toà án vào việc xem xét nội dung của thoả thuận hoà giải hoặc mất hàng tháng, hàng năm để công nhận cho thi hành thoả thuận. Bên cạnh đó, khi thoả thuận hoà giải thành có giá trị thi hành nhanh thì sẽ đề cao được tính độc lập của phương thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại. 

    Tại Việt Nam, Bộ luật Tố tụng dân sự (2015) đã có quy định mới phần về công nhận thoả thuận hoà giải ngoài toà án (Chương XXXIII), có thể thấy Việt Nam đang đi theo hướng quan điểm thứ hai, đó là để thoả thuận hoà giải có giá trị thi hành bắt buộc, các bên phải yêu cầu Toà án ra quyết định công nhận kết quả hoà giải thành.

    Theo đó, để công nhận kết quả hoà giải thành ngoài Toà án, các điều kiện bao gồm: Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải (trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý); một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận; nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoài toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.

    Có thể thấy, các điều kiện để Toà án công nhận thoả thuận hoà giải thành chỉ bao gồm các điều kiện liên quan đến các chủ thể của tranh chấp mà không hướng đến các điều kiện đối với hoà giải viên thương mại. Như vậy, nếu các bên đã đáp ứng các điều kiện như trên, thì ngay cả trong trường hợp các bên lựa chọn một hoà giải viên thương mại không đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì Toà án cũng vẫn phải công nhận kết quả hoà giải thành.

    Quy định này hợp lý ở chỗ, bản chất của kết quả hoà giải thành là sự thoả thuận giữa các bên tranh chấp, do đó các điều kiện xem xét công nhận kết quả này chỉ cần hướng tới các bên tranh chấp. Ngược lại, điểm hạn chế chính là một cách gián tiếp, các quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP về tiêu chuẩn của hoà giải viên thương mại đã không còn nhiều ý nghĩa, bởi dù có lựa chọn hoà giải viên thương mại không đủ tiêu chuẩn, chưa được đăng ký thì kết quả hoà giải thành vẫn sẽ có thể được công nhận. 

    Về mặt thủ tục, người yêu cầu công nhận kết quả hoà giải thành phải gửi đơn đến Toà án trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày các bên đạt được thoả thuận’. Toà án có thể công nhận hoặc không công nhận kết quả hoà giải thành nếu không đáp ứng các điều kiện nêu trên. Tuy nhiên, việc Toà án không công nhận kết quả hoà giải thành không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hoà này.

    Quy định này được hiểu rằng, việc Toà án không công nhận kết quả hoà giải không có nghĩa sẽ dẫn đến việc thoả thuận hoà giải bị huỷ hay các bên không được phép thi hành thoả thuận này. Các bên vẫn sẽ thi hành thoả thuận dựa trên cơ sở tự nguyện và tự đảm bảo.

    Tuy nhiên, chỉ khi thoả thuận hoà giải thành được Toà án công nhân mới thuốc diễ thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự. Quyết định công nhận hay không công nhận kết quả hoà giải thành có hiệu lực thi hành ngay và bắt buộc, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. 

    Quy định về việc công nhận kết quả hoà giải thành tại Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị định về hoà giải thương mại được kỳ vọng sẽ đánh dấu một sự chuyển mình mới cho phương thức hoà giải các tranh chấp thương mại tại Việt Nam. Đây sẽ là một điều kiện cần thiết để các thương nhân kinh doanh tại Việt Nam tin tưởng và sử dụng cách thức giải quyết tranh chấp này nhiều hơn. 

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *