Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Quảng Trị
Cần lưu ý gì về Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Quảng Trị? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về vấn đề này.
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Quảng Trị
Cần lưu ý gì về Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Quảng Trị? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về vấn đề này.
Quyền và nghĩa vụ khi quảng cáo tại Quảng Trị
Theo Điều 12 Luật Quảng cáo, người quảng cáo nói chung có các quyền và nghĩa vụ như sau:
Thứ nhất: Về các quyền
– Quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình;
– Quyết định hình thức và phương thức quảng cáo;
– Được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời đã phê duyệt;
– Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
Thứ hai: Về các nghĩa vụ
– Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó;
– Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo;
– Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện;
– Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo tại Quảng Trị gồm những gì?
Đối với mỗi loại sản phẩm, dịch vụ xin giấy phép quảng cáo khác nhau mà tổ chức, cá nhân sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tương ứng. Thông thường hồ sơ xin giấy phép quảng cáo gồm:
– Đơn xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo;
– Bản sao giấy đăng ký và bản công bố sản phẩm;
– Mẫu nhãn sản phẩm;
– Kịch bản và nội dung dự kiến quảng cáo ghi sẵn trong đĩa hình, đĩa âm thanh (trường hợp quảng cáo trên báo nói, báo hình) hoặc phải có ma két (mẫu nội dung) đối với việc quảng cáo trên các phương tiện khác;
– Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm có trong bản công bố sản phẩm phải có tài liệu khoa học chứng minh.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, Quý vị nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có cơ quan chức năng khác nhau chịu trách nhiệm quản lý riêng. Cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp phép quảng cáo được quy định cụ thể như sau:
– Cục Quản lý Dược: cấp phép quảng cáo nội dung về thuốc;
– Cục An toàn thực phẩm: cấp phép quảng cáo những nội dung về sữa và dinh dưỡng cho trẻ;
– Cục Quản lý khám, chữa bệnh: xem xét hồ sơ xin cấp phép của dịch vụ khám chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của các cơ sở do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp phép hoạt động;
– Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền: cấp phép quảng cáo của dịch vụ khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của các cơ sở do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động;
– Cục Quản lý môi trường Y tế: chịu trách nhiệm cấp phép quảng cáo về hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn sử dụng trong lĩnh vực gia dụng, y tế;
– Cục Quản lý Trang thiết bị và Công trình Y tế: cấp phép quảng cáo trang thiết bị y tế.
Quảng cáo bằng băng rôn, bảng quảng cáo cần lưu ý gì?
Điều 27 Luật Quảng cáo quy định:
1. Việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; không được chăng ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Các sản phẩm quảng cáo thể hiện trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện.
3. Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội phải tuân theo những quy định sau:
a) Biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo phải đặt ở phía dưới cùng đối với bảng quảng cáo, băng-rôn dọc và phía bên phải đối với băng-rôn ngang;
b) Diện tích thể hiện của biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không quá 20% diện tích bảng quảng cáo, băng-rôn.
4. Thời hạn treo băng-rôn không quá 15 ngày.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày.
Hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn theo Điều 29 Luật Quảng cáo gồm:
1. Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo ghi rõ nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn.
2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo.
3. Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo theo quy định tại Điều 20 của Luật này.
4. Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách xã hội.
5. Ma-két sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chữ ký của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo. Trong trường hợp người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người quảng cáo là tổ chức thì phải có dấu của tổ chức.
6. Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn.
7. Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo.
8. Bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đối với loại bảng quảng cáo phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương xác nhận về việc nhận hồ sơ, nếu không có ý kiến trả lời thì tổ chức, cá nhân được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương không đồng ý, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo tại Quảng Trị
Quý vị có nhu cầu xin giấy phép quảng cáo nói chung và xin giấy phép quảng cáo tại Quảng Trị nói riêng có thể liên hệ Đại Lý Thuế Gia Lộc sử dụng dịch vụ để được hỗ trợ:
– Tư vấn cho khách hàng hình thức, nội dung quảng cáo trước khi tiến hành công việc
– Tư vấn khách hàng sửa lại kịch bản, market, nội dung quảng cáo cho phù hợp với quy định của pháp luật
– Tư vấn soạn thảo hồ sơ xin giấy phép quảng cáo cho khách hàng.
– Tư vấn khách hàng nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo tại cơ quan chức năng
– Trường hợp hồ sơ yêu cầu sửa đổi, bổ sung tài liệu…chúng tôi sẽ tư vấn khách hàng sửa đổi hồ sơ, chuẩn bị và bổ sung tài liệu theo yêu cầu của cơ quan cấp phép.
– Tư vấn các vấn đề liên quan đến giấy phép quảng cáo sau khi hoàn thành công việc.
Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật Hoàng Phi về Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Quảng Trị. Mọi thắc mắc liên quan đến bài viết, cần hỗ trợ dịch vụ Quý vị liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 để được hỗ trợ kịp thời.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc