Thủ tục xin giấy phép quảng cáo phân bón?
Khách hàng quan tâm đến Thủ tục xin giấy phép quảng cáo phân bón? vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo phân bón?
Để tiến hành hoạt động quảng cáo đối với phân bón, tổ chức, cá nhân cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phân bón là gì?
Theo quy định tại Khoản 20 Điều 2 Luật Trồng trọt thì Phân bón là sản phẩm được sử dụng trong ngành nông nghiệp. Với các nhu cầu cũng như tính chất và khoảng thời gian sử dụng cụ thể. Các chức năng được thực hiện phù hợp với nhu cầu phát triển của từng giai đoạn cây trồng. Phân bón là sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất với các phản ánh trong hàm lượng chất hóa học cần thiết.
Phân bón có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất. Hướng đến mang đến môi trường cũng như điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
Cơ sở pháp lý xin giấy phép quảng cáo phân bón
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Theo đó khi cá nhân, tổ chức muốn xin giấy phép quảng cáo cho phân bón cần tham khảo nghiên cứu các quy định pháp luật tại các văn bản pháp luật như sau:
– Luật trồng trọt năm 2018
– Nghị định 84/2019/NĐ-CP Quy định về quản lý phân bón
– Luật quảng cáo 2012
– Nghị định 181/2013/NĐ-CP
Giấy phép quảng cáo phân bón là gì?
Giấy phép quảng cáo phân bón là giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho phân bón được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận trên cơ sở cá nhân, tổ chức của phân bón nộp hồ sơ xin xác nhận nội dung quảng cáo tới cơ quan cấp phép.
Có bắt buộc phải xin giấy phép quảng cáo phân bón?
Luật quảng cáo tại Khoản 4 Điều 20 quy định như sau:
“4. Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
b) Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
c) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
d) Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
đ) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
e) Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
g) Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
h) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
i) Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
k) Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm…”
Bên cạnh đó Theo Nghị định 181/2013/NĐ-CP tại Điều 12 Khoản 1 quy định: Việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quy định từ Điều 3 đến Điều 11 Nghị định này (trừ quảng cáo thức ăn chăn nuôi) chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.
Như vậy, quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm; và chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.
Điều kiện xin giấy phép quảng cáo phân bón như thế nào?
Các điều kiện được xác định mang tính chất bắt buộc trước khi tiến hành quảng cáo. Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quảng cáo. Để quảng cáo sản phẩm là phân bón, chế phẩm sinh học cần đáp ứng điều kiện. Tuân thủ đối với các quy định của pháp luật liên quan.
– Nội dung quảng cáo: Với thực hiện quảng cáo đối với phân bón, chế phẩm sinh học. Hướng đến các nhu cầu phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi. Các điều kiện xác định phải phù hợp với Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản công bố chất lượng sản phẩm. Khi mang đến các tiêu chuẩn đối với chất lượng. Cũng như thể hiện các thực hiện đảm bảo với chất lượng phản ánh đó. Mang đến nội dung bám sát thực tế về nguồn thông tin đã được kiểm chứng.
– Đảm bảo các tiêu chí: Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi phải có các nội dung sau đây:
+ Tên phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi. Cung cấp thông tin với tên sản phẩm. Giúp phân biệt với các sản phẩm khác trên thị trường.
+ Xuất xứ nguyên liệu trong chế biến. Cung cấp các thông tin chính xác về xuất xứ. Tức là nguyên liệu đảm bảo rõ nguồn gốc. Từ đó cũng mang đến niềm tin trong nắm bắt và tiếp nhận thông tin. Sự minh bạch, công khai là cần thiết để thể hiện các khẳng định về chất lượng.
+ Tên, địa chỉ của tổ chức. Với cung cấp minh bạch và cụ thể trong thông tin của tổ chức. Cũng như mang đến các trách nhiệm và sự đảm bảo của doanh nghiệp. Cùng với thông tin cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Từ đó củng có niềm tin về sản phẩm với người sử dụng. Tính chính xác được cơ quan có thẩm quyền kiểm chứng.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo phân bón cần những gì?
Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón:
– Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP
– Bản sao hợp lệ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
– 02 kịch bản quảng cáo và file điện tử ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo (trừ quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện);
– Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có: chương trình (ghi rõ nội dung); thời gian; địa điểm tổ chức; nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên.
Lưu ý:
Hồ sơ cung cấp các thông tin thể hiên quyền của chủ thể phải được đảm bảo. Khi đáp ứng các tiêu chuẩn được đặt ra. Qua đó mang đến các chứng minh đối với cơ quan có thẩm quyền. Nhằm thực hiện hiệu quả của quá trình kiểm tra, đánh giá với hồ sơ cung cấp về tính hợp lệ, chính xác và đáp ứng yêu cầu của luật. Mang đến hiệu quả đối với phối hợp tổ chức của các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động quản lý của họ. Và các tuân thủ của chủ thể có nhu cầu quảng cáo trong nghĩa vụ với nhà nước.
Các giấy tờ và thông tin cung cấp đầy đủ trong hồ sơ theo tính chất liệt kê. Tức là chủ thể phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và chính xác. Từ thể hiện yêu cầu xác nhận, đến các chứng minh đủ quyền lợi của mình. Tuân thủ với nội dung cần lồng ghép và thực hiện trong hoạt động quảng cáo. Và các điều kiện về thông tin minh bạch, chính xác.
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo phân bón mới nhất
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 21 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
– Văn bản xác nhận nội dung quảng cáo có giá trị trên phạm vi toàn quốc.
– Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết.
Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo phân bón uy tín tại Đại Lý Thuế Gia Lộc
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc