Thủ tục Thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh
Bạn cần tìm đơn vị tư vấn pháp lý để hỗ trợ thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh? Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
Thủ tục Thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh
Bạn cần tìm đơn vị tư vấn pháp lý để hỗ trợ thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh? Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
Bạn có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh nhưng không biết nên bắt đầu tư đâu và thực hiện như thế nào? Bạn cần tìm đơn vị tư vấn pháp lý để hỗ trợ thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh? Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
Tầm nhìn và sứ mệnh của Bắc Ninh
Thứ nhất: Về tầm nhìn
Hiện nay, Bắc Ninh là một trong những tỉnh, thành có nền kinh tế phát triển bậc nhất khu vực miền Bắc. Đến năm 2050, Bắc Ninh phấn đấu trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng kinh tế Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội với trọng tâm là dịch vụ thương mại, đào tạo – nghiên cứu khoa học, du lịch văn hoá, y tế – nghỉ dưỡng, công nghiệp và logistic chất lượng cao.
Phấn đấu trở thành một đầu mối giao lưu, trung tâm du lịch văn hoá, đào tạo – nghiên cứu khoa học của vùng Thủ đô, vùng kinh tế Bắc Bộ và cả nước, có ý nghĩa quốc tế; trở thành đô thị thông minh, đô thị lớn trong vùng Thủ đô Hà Nội, có sức cạnh tranh mạnh mẽ với các đô thị khác trong nước và khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thứ hai: Về sứ mệnh
Với sự nỗ lực của nhà nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng, Bắc Ninh đang đổi thay từng ngày từng giờ. Nằm ở vị trí chiến lược thuận tiện giao thông đường bộ và hàng không, đường sắt, Bắc Ninh đang được nhà nước tạo điều kiện nhiều về thủ tục hành chính. Chính vì vậy, Bắc Ninh trở thành địa điểm lý tưởng để đặt địa chỉ trụ sở chính công ty/địa điểm kinh doanh của các tổ chức, cá nhân.
Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh
Tổ chức, cá nhân có mong muốn thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh tiến hành theo trình tự, thủ tục các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà mình lựa chọn tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh chuẩn bị 01 (một) bộ hồ sơ tương ứng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thành phần hồ sơ đăng ký thành lập (i) doanh nghiệp tư nhân; (ii) công ty hợp danh; (iii) công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; (iv) công ty TNHH một thành viên được quy định lần lượt tại các Điều 21, 21, 23, 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh theo hình thức nộp trực tuyến trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Theo dõi tình trạng hồ sơ và bổ sung hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh sẽ thông báo kết quả về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Nếu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chấp thuận Chuyển sang Bước 4.
Nếu hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thì tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ theo yêu cầu và nộp lại hồ sơ như Bước 2.
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp
Nếu hồ sơ được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp có thể nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích (đường bưu điện).
Thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh ở đâu?
Các cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật phù hợp với loại hình doanh nghiệp đã lựa chọn và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền là Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh.
Địa chỉ: Số 6 Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh;
Điện thoại: 02223856789;
Email: [email protected];
Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6; 8:00 – 17:00.
Doanh nghiệp cần làm gì sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã cập nhật tình trạng doanh nghiệp đang hoạt động trên hệ thống. Cùng với đó, cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan cũng sẽ biết được tình trạng đang hoạt động của doanh nghiệp.
Để không bị xử phạt vi phạm hành chính, doanh nghiệp mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau:
Treo biển hiệu/bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở chính
Treo biển hiệu/bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở chính vừa là quyền và cũng là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Theo đó, bảng hiệu của doanh nghiệp phải đảm bảo có các nội dung sau đây: (i) Tên doanh nghiệp ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; (ii) Địa chỉ, số điện thoại liên hệ; (iii) Loại hình doanh nghiệp; (iv) Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp; (iv) Logo của doanh nghiệp (Điều 34 Luật Quảng cáo 2012).
Biển hiệu/bảng hiệu của doanh nghiệp được treo ở sát cổng hoặc mặt trước của trụ sở công ty.
Nếu doanh nghiệp không thực hiện treo bảng hiệu/biển hiệu sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 VNĐ đến 15.000.000 VNĐ (Khoản 2 Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).
Mua chữ ký số
Chữ ký số được hiểu là chữ ký của doanh nghiệp dưới dạng USB, dùng để thực hiện các thao tác, giao dịch trên mạng hay thay thế cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số để được hỗ trợ.
Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Theo quy định của Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC, doanh nghiệp thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có trách nhiệm đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế. Theo đó, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế trước 01 ngày trước ngày sử dụng hóa đơn.
Mở tài khoản ngân hàng cho công ty
Mở tài khoản ngân hàng cho công ty là một trong những việc doanh nghiệp cần thực hiện ngay khi công ty được thành lập. Theo đó, công ty có thể liên hệ với các ngân hàng để được hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng.
Nếu như theo Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải thông báo tài khoản ngân hàng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày xác nhận mở tài khoản. Thì Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bãi bỏ quy định này. Điều này có nghĩa là từ nay doanh nghiệp sẽ không phải thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh về thông tin tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
Thủ tục kê khai và nộp thuế môn bài
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu doanh nghiệp mới thành lập và chưa phát sinh bất kỳ hoạt động nào, thời hạn nộp thuế thuế là 30 ngày kể từ ngày thành lập căn cứ trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với những công ty vừa mới thành lập nhưng đã có phát sinh hoạt động kinh doanh thì cần khai và nộp thuế môn bài trước ngày cuối cùng của tháng thành lập.
Theo đó, mức lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp mới là thành lập là 2.000.000 VNĐ/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10.000.000.000 VNĐ; 3.000.000 VNĐ/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10.000.000.000 VNĐ. Riêng đối với những văn phòng đại diện, chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế cần đóng lệ phí 1.000.000 VNĐ/năm.
Tuy nhiên, cũng có một điểm lưu ý vô cùng quan trọng đó là doanh nghiệp sẽ chỉ phải khai và nộp thuế môn bài cho cả năm nếu thành lập trong khoảng thời gian sáu tháng đầu năm (từ tháng 01 đến hết tháng 6). Đối với doanh nghiệp thành lập vào sáu tháng cuối năm (từ tháng 7 đến tháng 12) thì chỉ cần đóng lệ phí môn bài nửa năm tương ứng với mức thuế cần đóng.
Ký kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động
Công ty sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Và phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động/ngày hợp đồng lao động có hiệu lực.
Đăng ký nội quy lao động
Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật lao động 2019, doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu được ủy quyền).
Việc đăng ký nội quy lao động phải được thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động.
Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm: (i) Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động; (ii) Nội quy lao động; (iii) Văn bản góp ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; (iv) Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
Chi phí thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh
Trên đây là nội dung bài viết về “Thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh” mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ với Đại Lý Thuế Gia Lộc để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc