Thủ Tục Thành lập Công ty phần mềm Mới Nhất 2024
Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc tư vấn Thủ tục thành lập công ty phần mềm cho doanh nghiệp kinh doanh phần mềm tại Việt Nam, liên hệ chúng tôi để được tư vấn.
Thủ Tục Thành lập Công ty phần mềm Mới Nhất 2024
Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc – Xin được giới thiệu đến Quý khách hàng thủ tục thành lập công ty phần mềm. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm, thân thiện và am hiểu sâu các thông tin pháp luật, Quý khách hãy yên tâm về dịch vụ này của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý:
– Luật xuất bản, luật công nghệ thông tin và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.
– Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.
Phần mềm là gì?
Phần mềm máy tính có nghĩa là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Đăng ký bản quyền phần mềm sẽ giúp quý khách hàng bảo hộ được phần mềm của mình, tránh sự sao chép của các yếu tố bên ngoài.
Quý khách hàng có thể tham khảo Thủ tục Đăng ký bản quyền phần mềm được Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp:
Điều kiện để có thể kinh doanh dịch vụ phần mềm?
Để có thể thành lập công ty và kinh doanh dịch vụ phần mềm tại Việt Nam hợp pháp, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Có giấy phép đăng ký kinh doanh với ngành nghề phù hợp với hoạt động kinh doanh phần mềm;
– Tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm kinh doanh; sử dụng;
– Phần mềm không rơi vào trường hợp cấm kinh doanh tại Việt Nam;
– Tuân thủ quy định kinh doanh theo Luật công nghệ thông tin;
– Các điều kiện khác liên quan đến lĩnh vực kinh doanh (nếu có).
Hồ sơ thành lập công ty phần mềm gồm những gì?
Hồ sơ thành lập công ty phần mềm gồm các tài liệu sau đây:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty phần mềm theo mẫu chung của Bộ kế hoạch đầu tư;
– Điều lệ công ty theo từng loại hình doanh nghiệp theo mẫu.
– Danh sách cổ đông, thành viên công ty theo mẫu – Khi công ty phần mềm thành lập thuộc loại hình công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần;
– Các tài liệu chứng thực cá nhân kèm theo (chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu)
– Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền
Ngành nghề kinh doanh phần mềm gồm những gì?
a/ Lập trình phần mềm:
62 | 620 | Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính |
6201 | 62010 | Lập trình máy vi tính |
6202 | 62020 | Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính |
6209 | 62090 | Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính |
63 | Hoạt động dịch vụ thông tin | |
631 | Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan; cổng thông tin | |
6311 | 63110 | Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan |
6312 | 63120 | Cổng thông tin |
632 | Dịch vụ thông tin khác |
b/ Bán lẻ phần mềm:
4741 | Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh |
47411 | Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm trong các cửa hàng chuyên doanh |
Quy trình thành lập công ty phần mềm gồm các bước nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Đây là bước quan trọng nhất để làm căn cứ cho cơ quan đăng ký tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp cho công ty phần mềm.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Hồ sơ sau khi chuẩn bị xong, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi Doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời gian tiếp nhận và xử lý yêu cầu: 5-7 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, dấu công ty
Bước 3: Công bố thông tin thành lập công ty phần mềm trên cổng thông tin doanh nghiệp:
Lưu ý: Việc công bố thông tin thành lập Doanh nghiệp phải được thực hiện trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trường hợp quá thời hạn trên sẽ có thể bị phát từ 1.000.000 VND – 2.000.000 VND
Bước 4: Khắc dấu tròn, dấu chức danh công ty và công bố thông tin mẫu dấu
Để có thể sử dụng dấu công ty hợp pháp, doanh nghiệp sau khi khắc dấu cần tiến hành thủ tục công bố việc sử dụng mẫu dấu trên công thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Bước 5: Thực hiện thêm 1 số công việc sau khi thành lập công ty phần mềm
– Công ty mở tài khoản ngân hàng cho Doanh nghiệp và đăng ký tài khoản của doanh nghiệp tới sở kế hoạch đầu tư nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp;
– Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài tại ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng;
– Mua chữ ký số để tiến hành kê khai thuế;
– Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp và thông báo phát hành hóa đơn điện tử;
– Đặt biển công ty để treo tại trụ sở công ty;
– Kê khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý;
– Lập báo cáo tài chính công ty cuối năm;
Dịch vụ thành lập công ty phần mềm của Đại Lý Thuế Gia Lộc
Khi cung cấp dịch vụ thành lập công ty cho Doanh nghiệp, công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ tư vấn và thực hiện những công việc sau:
– Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục thành lập công ty phần mềm từ A-Z
– Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh phần mềm;
– Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư, nhận giấy phép kinh doanh;
– Khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
– Trực tiếp tư vấn và bàn giao kết quả cho khách hàng tại địa chỉ khách hàng yêu cầu (HN, HCM)
– Tư vấn và đại diện khách hàng tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm cho khách hàng khi có nhu cầu sẽ khách hàng sẽ được ưu đãi 15% phí dịch vụ đăng ký.
Liên hệ với chúng tôi:
– Hotline: 0981.393.686 – 0981.393.868
– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)
– Tổng đài: 1900 6557
– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999
– Email: [email protected]
Tham khảo thêm một số dịch vụ khác của Đại Lý Thuế Gia Lộc:
Thành lập công ty cổ phần
Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Doanh nghiệp
- Dự án Doanh nghiệp
- Dịch vụ Doanh nghiệp
- Hồ sơ năng lực Đại Lý Thuế Gia Lộc
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc