Thủ tục thành lập công ty hoạt động tư vấn quản lý

Để giúp Quý vị thực hiện Thủ tục thành lập công ty hoạt động tư vấn quản lý dễ dàng hơn, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này

Để giúp Quý vị thực hiện Thủ tục thành lập công ty hoạt động tư vấn quản lý dễ dàng hơn, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này

  • Thứ ba, 17/10/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 257 Lượt xem

Thủ tục thành lập công ty hoạt động tư vấn quản lý

Thông thường, kinh doanh hoạt động tư vấn quản lý không phải là ngành nghề có điều kiện phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà chỉ cần làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Để giúp Quý vị thực hiện Thủ tục thành lập công ty hoạt động tư vấn quản lýdễ dàng hơn, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội dung:

Mục lục

    Thế nào là hoạt động tư vấn quản lý?

    Theo Phụ lục II Nội dung hệ thống ngành kinh tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ) thì hoạt động tư vấn quản lý có mã ngành cấp 4 là 7020 và được hiểu như sau:

    702 – 7020 – 70200: Hoạt động tư vấn quản lý

    Nhóm này gồm: Việc cung cấp tư vấn, hướng dẫn và trợ giúp điều hành đối với doanh nghiệp và các tổ chức khác trong vấn đề quản lý, như lập chiến lược và kế hoạch hoạt động, ra quyết định tài chính, mục tiêu và chính sách thị trường, chính sách nguồn nhân lực, thực thi và kế hoạch; tiến độ sản xuất và kế hoạch giám sát. Việc cung cấp dịch vụ kinh doanh này có thể bao gồm tư vấn, hướng dẫn hoặc trợ giúp hoạt động đối với doanh nghiệp hoặc các dịch vụ cộng đồng như:

    – Quan hệ và thông tin cộng đồng;

    – Hoạt động vận động hành lang;

    – Thiết kế phương pháp kiểm toán hoặc cơ chế, chương trình chi phí kiểm toán, cơ chế điều khiển ngân quỹ;

    – Tư vấn và giúp đỡ kinh doanh hoặc dịch vụ lập kế hoạch, tổ chức, hoạt động hiệu quả, thông tin quản lý…

    Loại trừ:

    – Thiết kế phần mềm máy vi tính cho hệ thống kiểm toán được phân vào nhóm 62010 (Lập trình máy vi tính);

    – Tư vấn và đại diện pháp lý được phân vào nhóm 6910 (Hoạt động pháp luật);

    – Hoạt động kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế được phân vào nhóm 69200 (Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế);

    – Kiến trúc, tư vấn kỹ thuật và công nghệ khác được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động về kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan), 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu);

    – Hoạt động quảng cáo được phân vào nhóm 73100 (Quảng cáo);

    – Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận được phân vào nhóm 73200 (Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận);

    – Dịch vụ sắp xếp và tư vấn giới thiệu việc làm được phân vào nhóm 78100 (Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm);

    – Hoạt động tư vấn giáo dục được phân vào nhóm 85600 (Dịch vụ hỗ trợ giáo dục).

    Điều kiện thành lập công ty hoạt động tư vấn quản lý

    Thông thường, kinh doanh hoạt động tư vấn quản lý không phải là ngành nghề có điều kiện phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà chỉ cần làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, nội dung hướng dẫn thủ tục thành lập công ty hoạt động tư vấn quản lý dưới đây của chúng tôi theo thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, một số trường hợp sau đây phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    – Kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng

    – Kinh doanh tư vấn quản lý có yếu tố nước ngoài phải tuân thủ theo các điều kiện biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam khi tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các quy định khác của pháp luật đầu tư.

    Thủ tục thành lập công ty hoạt động tư vấn quản lý

    Thứ nhất: Về hồ sơ thành lập công ty hoạt động tư vấn quản lý

    – Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh

    1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    2. Điều lệ công ty.

    3. Danh sách thành viên.

    4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

    5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

    – Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn

    1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    2. Điều lệ công ty.

    3. Danh sách thành viên.

    4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

    a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

    b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

    Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

    c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

    – Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

    1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    2. Điều lệ công ty.

    3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

    4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

    a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

    b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

    Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

    c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

    Thứ hai: Về cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ

    Điều 14 và khoản 1 Điều 15 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ Quy định về đăng ký doanh nghiệp quy định như sau:

    Điều 14. Cơ quan đăng ký kinh doanh

    1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:

    a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).

    Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;

    b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).

    2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.

    Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh

    1. Phòng đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.

    Như vậy, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi thành lập công ty nói chung và thành lập công ty hoạt động tư vấn quản lý nói riêng.

    Thứ ba: Về thời hạn giải quyết

    Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

    Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

    Dịch vụ thành lập công ty hoạt động tư vấn quản lý

    Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc với các Luật sư được đào tạo bài bản, giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm đã tư vấn và đại diện cho 1000+ khách hàng trong và ngoài nước tiến hành thủ tục thành lập Công ty tại Việt Nam.

    Trong trường hợp được khách hàng ủy quyền tiến hành thành lập Công ty, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:

    – Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thành lập công ty

    – Tư vấn cho khách hàng về loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư, đặt tên công ty, tỷ lệ góp vốn….vv và đưa ra các phương án tối ưu để khách hàng tham khảo và lựa chọn.

    – Thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ cho việc thành lập công ty và chuyển cho khách hàng tham khảo và hướng dẫn khách hàng ký kết

    – Thay mặt khách nộp hồ sơ thành lập công ty và theo dõi hồ sơ, kịp thời sửa chữa bổ sung thông tin hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có)

    – Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.

    – Tiến hành thủ tục khắc dấu pháp nhân công ty, công bố mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia;

    – Soạn thảo tờ khai thuế ban đầu cho khách hàng và trực tiếp hoặc hướng dẫn khách hàng nộp tờ khai, mua hóa đơn..vv.

    Trên đây là những chia sẻ của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc về Thủ tục thành lập công ty hoạt động tư vấn quản lý. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ giải đáp.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *