Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Nam Định
Thành lập chi nhánh Công ty tại Nam Định để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh là yếu tố được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay.
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Nam Định
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Thủ tục Thành lập chi nhánh Công ty tại Nam Định để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh là yếu tố được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay. Vậy Thủ tục thành lập Chi nhánh như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thông tin.
Đôi nét về tỉnh Nam Định
Nam Định nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, ở tọa độ 19o54’ đến 20o40’ vĩ độ Bắc và từ 105o55’ đến 106o45’ kinh độ Đông. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông.
Nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng; tỉnh Nam Định có tiềm năng, lợi thế rất lớn chưa được khai thác hết cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là: Lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, được đào tạo cơ bản, có chất lượng cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông mới được đầu tư khá đồng bộ, giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian đi đến thủ đô Hà Nội cũng như cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng chỉ còn khoảng 1 giờ đồng hồ. Hạ tầng điện lực có công suất nằm trong Top dẫn đầu cả nước, luôn sẵn sàng đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Vùng kinh tế biển của tỉnh rất giàu tiềm năng về phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ và hạ tầng đô thị. Tỉnh luôn đảm bảo an ninh, an toàn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Văn bản quy định về thành lập chi nhánh công ty
– Luật Doanh nghiệp năm 2020;
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch và đầu tư;
– Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn về Đăng ký doanh nghiệp.
Chi nhánh công ty là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh của doanh nghiệp như sau: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Không đăng ký thành lập chi nhánh bị phạt không?
– Điều 54 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm về thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp) hoặc chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh) thực hiện hoạt động kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
b) Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh;
c) Chuyển trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đã đăng ký nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện chuyển đến.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp) hoặc chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh) thực hiện hoạt động kinh doanh bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và phải buộc thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm.
Lưu ý trước khi thành lập chi nhánh công ty
Thứ nhất: Về chủ thể thành lập chi nhánh
Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính. Người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của doanh nghiệp thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Thứ hai: Về trụ sở chi nhánh
Trụ sở chi nhánh thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp: Không được đăng ký trụ sở Chi nhánh tại Chung cư hoặc Nhà tập thể quy định tại Luật Nhà ở và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.
Thứ ba: Về ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư: Về tên chi nhánh
Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Phần tên riêng trong tên chi nhánh doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
Thủ tục thành lập chi nhánh Công ty tại Nam Định
Theo Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì thủ tục thành lập chi nhánh công ty nói chung và thành lập chi nhánh công ty tại Nam Định nói riêng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Thông báo thành lập chi nhánh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
– Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh;
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Quý vị nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh. Trường hợp thành lập chi nhánh tại Nam Định thì hồ sơ được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định.
Bước 3: Nhận kết quả (nếu hồ sơ hợp lệ)
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Lưu ý: Việc lập chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức lập chi nhánh ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kèm theo thông báo phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Những thủ tục cần làm sau khi thành lập chi nhánh
Để đưa chi nhánh vào trạng thái hoạt động theo đúng quy định pháp luật, Quý vị lưu ý một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất: Làm biển hiệu và đặt biển hiệu chi nhánh
Theo điểm c khoản 2 và điểm đ khoản 3 Điều 52 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP thì:
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
[…] c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
[…] 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
[…] đ) Buộc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Do đó, không viết hoạt gắn tên chi nhánh tại trụ sở chi nhánh có thể bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Để sử dụng ổn định, Quý vị nên làm biển hiệu có tên chi nhánh và gắn tại trụ sở chi nhánh.
Thứ hai: Khai, nộp lệ phí môn bài
Chi nhánh có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Trường hợp chi nhánh ở cùng địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh. Trường hợp chi nhánh ở khác địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì chi nhánh sẽ tự thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình.
Hồ sơ kê khai lệ phí môn bài của chi nhánh gồm: Tờ khai lệ phí môn bài; Văn bản ủy thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật để thực hiện công việc.
Mức thu lệ phí môn bài mà chi nhánh phải nộp là 1.000.000 đồng/ năm. Ngày chậm nhất mà chi nhánh phải nộp mức lệ phí môn bài là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu chi nhánh thành lập trong thời gian 06 tháng đầu năm thì nộp lệ phí môn bài cho cả năm. Nếu thành lập trong 06 tháng cuối năm (từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 của năm). Thì năm đầu tiên chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài cho cả năm.
Thứ ba: Thông báo về việc đặt in, tự in hoặc sử dụng hóa đơn từ cơ quan thuế
Chi nhánh đều được tự đặt in hóa đơn để sử dụng. Hoặc sử dụng chung hóa đơn với doanh nghiệp. Bao gồm cả chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc.
Mẫu hóa đơn ở chi nhánh có thể giống hoặc khác với mẫu hóa đơn của trụ sở chính của doanh nghiệp.
Thứ tư: Mở tài khoản thanh toán cho chi nhánh
Ngoài ra, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Thì chi nhánh cần liên hệ với Ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Để tiến hành mở tài khoản thanh toán cho mình.
Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Nam Định
Về cơ bản thủ tục mở chi nhánh công ty tại Nam Định cũng giống như các tỉnh thành khác trên cả nước, tuy nhiên, đây là thủ tục không hề dễ dàng nếu thiếu chuyên môn, kinh nghiệm. Để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí khi thực hiện thủ tục, Quý vị có thể ủy quyền cho Đại Lý Thuế Gia Lộc thay mình tiến hành.
Doanh nghiệp cung cấp thông tin theo tờ khai mở chi nhánh công ty tại Nam Định mà chúng tôi đã gửi theo biểu mẫu sẵn.
– Chúng tôi tiến hành soạn thảo và nộp hồ sơ mở chi nhánh tại Nam Định dựa trên thông tin mà đơn vị đã cung cấp.
– Đơn vị ký và đóng dấu đầy đủ hồ sơ mở chi nhánh công ty tại Nam Định mà chúng tôi đã soạn.
– Chúng tôi sẽ đại diện đơn vị nộp hồ sơ mở chi nhánh công ty tại Nam Định.
– Sở kế hoạch đầu tư Nam Định Tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
– Chúng tôi sẽ theo dõi và sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu Sở kế hoạch đầu tư Nam Định có yêu cầu; đại diện Nhận kết quả mở chi nhánh công ty tại Nam Định.
– Chúng tôi tiến hành khắc con dấu và Thông báo mẫu dấu của chi nhánh tại Nam Định, bàn giao và tư vấn các thủ tục thuế ban đầu đối với chi nhánh Tại Nam Định.
– Chúng tôi có hỗ trợ cung cấp chữ ký số cho Chi nhánh tại Nam Định cho đơn vị nếu đơn vị có nhu cầu.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi muốn chia sẻ về Thành lập chi nhánh Công ty tại Nam Định. Khách hàng theo dõi bài viết có vướng mắc khác vui lòng liên hệ qua hotline: 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.
>>>>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Thủ tục thành lập công ty tại Nam Định
Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Doanh nghiệp
- Dự án Doanh nghiệp
- Dịch vụ Doanh nghiệp
- Hồ sơ năng lực Đại Lý Thuế Gia Lộc
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc