Thủ Tục Tạm Ngừng Kinh Doanh Mới Nhất 2024
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh là việc không doanh nghiệp nào mong muốn nhưng cần thực hiện khi công ty gặp khó khăn trong qua trình kinh doanh.
Thủ Tục Tạm Ngừng Kinh Doanh Mới Nhất 2024
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty là việc doanh nghiệp tiến hành tạm ngừng hoạt động kinh doanh có thời hạn và được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư, trong quá trình tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp được làm gì và không được làm gì? Quý khách vui lòng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Tạm ngừng hoạt động kinh doanh là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp.
Sau khi dữ liệu trên cổng thông tin quốc gia ghi nhận tình trạng “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh.
Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Tạm ngừng kinh doanh còn được hiểu 1 cách đơn giản là là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định vì các lý do khác nhau.
Việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp thường xảy ra khi công ty đang gặp khó khăn về tài chính hoặc sản xuất, hoặc khi công ty muốn tạm dừng hoạt động để sửa chữa, nâng cấp hoặc tái tổ chức.
Video Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty
Lý do doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh?
Có nhiều lý do dẫn đến việc công ty phải tạm ngừng hoạt động, tuy nhiên đa phần là gặp khó khăn về tài chính, nhân công…vv buộc chủ sở hữu bắt buộc phải tiến hành thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Trên thực tế, một số lý do phổ biến dẫn đến doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh như sau:
– Trong điều kiện hiện nay với sự biến động của nền kinh tế các hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Do đó nhiều doanh nghiệp mới thành lập có vốn đầu tư nhỏ khi gặp những biến động ngoài dự kiến ban đầu có thể không đủ kinh tế để duy trì hoạt động nên phải tạm ngừng kinh doanh;
– Lý do về nhân sự của công ty, có sự thay đổi về cơ cấu công ty hoặc chuyển địa điểm công ty;
– Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không thể tiếp tục duy trì hoạt động thì có thể tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
– Chủ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh sau đó thành lập doanh nghiệp mới để kinh doanh những ngành, nghề khác hiệu quả hơn.
Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh như thế nào?
Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Cá nhân, tổ chức: Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định (thông tin hồ sơ cụ thể mọi người xem ở mục dưới). Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có 1 phần quan trọng là lý do tạm ngừng kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh qua cổng thông tin quốc gia
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến hồ sơ tạm ngừng tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ
Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ (bản cứng) giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký
Lưu ý: Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty chỉ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư và KHÔNG phải nộp tại cơ quan thuê đang quản lý thuế của Doanh nghiệp.
Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty
Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo, mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại, doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Thông tin về hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh được quy định rất rõ tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ trình bày lại để quý bạn đọc nắm rõ.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về việc tạm ngừng kinh doanh
– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– 1 Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh công ty
– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty Cổ phần
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty về việc tạm ngừng kinh doanh;
– 1 Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty hợp danh
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của các thành vien hợp danh
– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Chi phí tạm ngừng kinh doanh tại Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc
Chi phí tạm ngừng hoạt động kinh doanh do Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp được cân đối hợp lý, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Cụ thể chi phí dịch vụ bao gồm:
– Chi phí dịch vụ là: 1.100.000 VNĐ (Một triệu một trăm nghìn đồng)
– Chi phí công bố thông tin trên cổng thông tin quốc gia: 100.000 VNĐ (một trăm nghìn đồng)
Lưu ý: Chi phí nêu trên không bao gồm 10% VAT. Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu xuất hóa đơn vui lòng thanh toán cho chúng tôi thêm 10% VAT.
Dịch vụ tạm ngừng hoạt động kinh doanh của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc
Là một trong số ít công ty hiện nay cung cấp hai dịch vụ song song, vừa tư vấn vừa thực hiện tạm ngừng kinh doanh, Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc đã và đang được nhận được những phản hồi rất tích cực từ quý khách hàng.
Với lợi thế là đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tận tình, chúng tôi sẽ giúp khách hàng xử lý hoặc trực tiếp xử lý thủ tục tạm ngừng nhanh, đúng quy định với chi phí hợp lý.
Tư vấn thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty
Đây là gói dịch vụ phù hợp với những khách hàng muốn tự mình thực hiện thủ tục tạm ngừng nhưng không biết phải bắt đầu tư đâu và cần chuẩn bị những hồ sơ gì. Tùy thuộc vào hình thức tư vấn khách hàng lựa chọn mà sẽ có những mức chi phí khác nhau.
Các hình thức tư vấn tạm ngừng kinh doanh của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc bao gồm:
– Gọi điện thoại đến số Hotline: 0981.378.999
– Đến trực tiếp văn phòng của Đại Lý Thuế Gia Lộc tại Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh (thông tin địa chỉ cụ thể khách hàng vui lòng xem dưới website)
– Gửi Email đến hòm thư: [email protected]
Dịch vụ tư vấn tạm ngừng kinh doanh của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ tiến hành các nội dung sau:
– Tư vấn các quy định của Pháp luật liên quan đến tạm ngừng kinh doanh;
– Tư vấn điều kiện, lý do tạm ngừng hoạt động;
– Tư vấn về thời gian được tạm ngừng, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời gian tạm ngừng;
– Tư vấn thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động tại Phòng ĐKKD và cơ quan Thuế;
– Tư vấn về Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng;
– Tư vấn các nội dung khác có liên quan;
Thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Với những khách hàng không có nhiều thời gian, muốn xử lý công việc nhanh, ngại phải làm việc với cơ quan nhà nước thì dịch vụ thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh chính là lựa chọn hàng đầu
Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộcsẽ thực hiện các công việc:
– Tiến hành soạn thảo thủ tục nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
– Nộp hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật (online và offline)
– Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp;
– Nhận thông báo chấp nhận tạm dừng hoạt động;
– Tiến hành thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động tại cơ quan thuế có thẩm quyền;
– Hỗ trợ thực hiện các vấn đề phát sinh (nếu có)
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cung cấp dịch vụ tạm ngừng hoạt động kinh doanh nói riêng hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:
– Yêu cầu dịch vụ: 0981.393.686 – 0981.393.868
– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)
– Email: [email protected]
Hỏi đáp nhanh thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Có bắt buộc phải nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh qua mạng?
Theo quy định, trước khi tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tới phòng đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký qua mạng (online) qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp có địa chỉ là https://dangkykinhdoanh.gov.vn/.
Sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ, doanh nghiệp sẽ mang hồ sơ giấy (bản cứng) tới phòng đăng ký kinh doanh để nộp và nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh từ cơ quan đăng ký.
Lưu ý về Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh
+ Lưu ý thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty
Nội dung thông báotạm ngừng kinh doanh sẽ kê khai các thông tin gồm:
– Tên doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh
– Mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Ngành nghề kinh doanh
– Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh
– Lý do tạm ngừng
– Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu
+ Lưu ý khác thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có phải nộp báo cáo thuế?
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4, Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định “Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm”.
Đang tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Theo quy định, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ với các hợp đồng đã ký với người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp và người lao động có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, theo quy định của Luật bảo hiểm 2014, trường hợp tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp chỉ được tạm ngừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất. Do đó, trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng mà không có thỏa thuận khác với người lao động, doanh nghiệp phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Cần thông báo tạm ngừng kinh doanh mấy ngày trước khi tạm ngừng chính thức?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh”.
Trường hợp doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo tạm ngừng thì cũng phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục kinh doanh.
Không thông báo tạm ngừng kinh doanh công ty bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 50 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác như sau:
Vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
…
c) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
…
c) Buộc thông báo về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp không thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Theo quy định nêu trên, hành vi không thông báo tạm ngừng kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đồng thời, đơn vị bị xử phạt có trách nhiệm thông báo về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thời gian tạm ngừng kinh doanh quy định như thế nào?
Rất nhiều doanh nghiệp không nắm rõ thời gian tạm ngừng kinh doanh. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp. Do vậy, mọi người cần tìm hiểu kỹ thời gian và thời hạn để có hướng giải quyết kịp thời, tránh những tổn thất không đáng có. Liên quan đến việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh có ba thời gian mà cá nhân, doanh nghiệp cần quan tâm bao gồm:
– Phải thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền trong vòng bao lâu?
Quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp, các công ty có quyền tạm dừng hoạt động kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời gian thông báo chậm nhất là 15 ngày trước trước khi tạm ngừng.
– Thời hạn doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh là bao lâu?
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngưng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
– Cơ quan nhà nước xử lý hồ sơ tạm ngừng trong vòng bao lâu?
Thời gian này sẽ phụ thuộc vào việc hồ sơ của doanh nghiệp có hợp lệ hay không. Nếu hồ sơ tạm ngừng hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy xác nhận đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời gian là 3 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế?
Sau khi đủ điều kiện cấp Giấy đăng ký tạm ngừng, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi hồ sơ doanh nghiệp đến cơ quan thuế. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải hoàn thiện và gửi hồ sơ thuế trong vòng 30 – 40 ngày. Nếu doanh nghiệp không gửi hồ sơ đến cơ quan thuế xử lý, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp vẫn đang hoạt động và phải đóng thuế hàng quý theo quy định.
Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến thuế doanh nghiệp cần xử lý với cơ quan thuế bao gồm: tờ khai, thuế giá trị gia tăng, báo cáo sử dụng hóa đơn, báo cáo tài chính (nếu hoạt động quá 3 tháng trong 1 năm)… Sau khi cung cấp đầy đủ các hồ sơ thủ tục, cơ quan thuế sẽ ra thông báo xác nhận doanh nghiệp không còn nợ thuế hoặc các vấn đề liên quan. Như vậy, thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế mới hoàn tất.
LƯU Ý:Theo quy định mới nhất hiện nay, việc doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục tạm ngừng đăng ký kinh doanh công ty sẽ không cần tiến hành thủ tục gì liên quan đến cơ quan thuế. Do đó, khi tiến hành tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể bỏ qua bước trên.
Đang nợ thuế có được tạm ngừng doanh nghiệp không?
Doanh nghiệp đang nợ thuế vẫn được phép tạm ngừng hoạt động và có nghĩa vụ thực hiện nộp đủ số thuế còn nợ cho cơ quan thuế.
Mẫu Thông báo tạm ngừng kinh doanh
Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh công ty sẽ được nộp kèm theo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, Quý khách tham khảo mẫu thông báo như sau:
[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2020/02/1-Thong-bao-tam-ngung.docx”]
Mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh
Quý khách tham khảo thêm mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh nộp tới cơ quan đăng ký để tạm ngừng kinh doanh công ty như sau:
[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2020/02/2-Quyet-dinh-tam-ngung.doc”]
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc