Thủ tục Đăng ký đầu tư
Thủ tục Đăng ký đầu tư
Đại Lý Thuế Gia Lộc tư vấn thủ tục Đăng ký đầu tư để khách hàng tham khảo, khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.
Nội dung đăng ký đầu tư bao gồm:
– Tư cách pháp lý của nhà đầu tư
– Mục tiêu, quy mô, địa thực hiện dự án đầu tư
– Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án
– Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường
– Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có)
Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đối với dự án Dự án do UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Mục II. Hình thức đầu tư) hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đối với dự án do Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Mục III. Hình thức đầu tư)
Dự án có vốn đầu tư nước ngoài
+ Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
+ Dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
+ Trong trường hợp không thành lập tổ chức kinh tế, ngoài các nội dung về dự án như đối với nhà đầu tư trong nước nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài cần bổ sung thêm Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh và Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm):
+ Trong trường hợp gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài ngoài những yêu cầu như đăng ký không thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư còn phải nộp kèm theo Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan và Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
+ Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đối với dự án Dự án do UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Mục II. Hình thức đầu tư) hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đối với dự án do Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Mục III. Hình thức đầu tư). Thừi hạn xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư là 15 ngày.
+ Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng trở lên không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện; dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện; và dự án do Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư phải làm thủ tục thẩm tra để cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trong trường hợp đăng ký đầu tư không gắn với thành lập tổ chức kinh tế, hồ sơ thẩm tra gồm các nội dung sau:
– Bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);
– Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân;
– Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);
– Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
– Đối với Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư phải nộp Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu như mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường.
– Đối với Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư phải giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
– Đối với Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư phải nộp cả Giải trình kinh tế – kỹ thuật và giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
– Trong trường hợp gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài những yêu cầu về hồ sơ như trường hợp không thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải nộp kèm theo Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan và Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
– Thời hạn thẩm tra không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp cần thiết, thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
– Số lượng hồ sơ dự án yêu cầu đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ là 10 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc; đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư là 08 bộ, trong đó có 01 bộ gốc và đối với dự án do Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư là 04 bộ, trong đó có 01 bộ gốc.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc