Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ năm 2024 là bao lâu?

Góp vốn để tăng vốn điều lệ là vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu hiện nay. Luật Hoàng Phi giải đáp thắc mắc về Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ.

Góp vốn để tăng vốn điều lệ là vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu hiện nay. Luật Hoàng Phi giải đáp thắc mắc về Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ.

Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ năm 2024 là bao lâu?

Tăng vốn điều lệ không chỉ được áp dụng trong công ty trách nhiệm hữu hạn mà còn được thực hiện trong công ty cổ phần, công ty hợp danh. Hình thức tăng vốn, thời hạn góp vốn là những nội dung rất được quan tâm.

Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ là một trong những vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm khi thực hiện việc tăng vốn điều lệ.

Tăng vốn điều lệ không chỉ được áp dụng trong công ty trách nhiệm hữu hạn mà còn được thực hiện trong công ty cổ phần, công ty hợp danh. Ngoài vấn đề về thời hạn góp vốn thì hình thức, xử phạt hành chính khi  thực hiện góp vốn điều lệ chậm được quy định như thế nào?

Sau đây, chúng tôi – Luật Hoàng Phi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các quy định pháp luật hiện hành mới nhất.

Mục lục

    Khái quát chung về Vốn điều lệ

    Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

    Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

    Lưu ý:  “Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”

    Như vậy Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của một công ty và cũng ảnh hưởng đến khả năng của công ty trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị thị trường của công ty và ảnh hưởng đến khả năng thu hút các nhà đầu tư mới.

    Tăng vốn điều lệ là gì?

    Tăng vốn điều lệ là hoạt động thực hiện nhằm tái cấu trúc lại vốn điều lệ. Tăng vốn điều lệ là quá trình gia tăng số tiền vốn mà công ty hoặc tổ chức sở hữu để thực hiện hoạt động kinh doanh. Điều này có thể được thực hiện thông qua các biện pháp như phát hành thêm cổ phiếu, thu vốn góp từ cổ đông mới hoặc tích lũy lợi nhuận.

    Các loại hình doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ của công ty đó là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần. Song lưu ý Doanh nghiệp cần phải hoàn thành tăng vốn điều lệ xong rồi mới thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn để đảm bảo về số lượng vốn tăng tránh trường hợp sau khi đăng ký tăng xong mà góp không đủ trên thực tế.

    Hình thức tăng vốn điều lệ 

    Vốn điều lệ là toàn bộ giá trị tài sản của công ty TNHH, công ty hợp danh do tất cả các thành viên đã góp, cam kết góp khi thực hiện thành lập công ty. Còn trong công ty cổ phần thì là toàn bộ giá trị mệnh giá của cổ phần đã được bán, cổ phần đã đăng ký mua khi doanh nghiệp được thành lập.

    Về khái quát thì hình thức tăng vốn điều lệ bao gồm có các hình thức sau:

    + Tăng khoản góp vốn của các thành viên

    + Tăng thành viên mới để tăng vốn góp

    + Hoặc chủ sở hữu công ty chủ động đầu tư thêm vốn góp (đối với trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên).

    Tuy nhiên, tùy thuộc vào công ty là loại hình doanh nghiệp nào mà cụ thể có các hình thức tăng vốn điều lệ khác nhau, dưới đây là các trường hợp cụ thể:

    – Trường hợp là công ty cổ phần có nhu cầu tăng vốn điều lệ công ty cổ phần- căn cứ tại điều 111, điều 122, điều 123 của luật doanh nghiệp. Theo đó, công ty cổ phần thực hiện việc chào bán cổ phần, trong đó có 3 hình thức chào bán cổ phần là:

    + Chào bán ra công chúng: Đối với chào bán cổ phần công chúng thì sẽ được thực hiện theo đúng quy định pháp luật cụ thể là pháp luật về chứng khoán.

    Trong thời hạn là 10 ngày tính từ ngày hoàn tất đợt bán cổ phần đó thì phải thực hiện việc đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

    + Thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ: trong thời gian là 5 ngày tính từ ngày có quyết định thực hiện việc chào bán cổ phần riêng lẻ, thì phải thực hiện quy trình thủ tục thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Bao gồm tài liệu như sau: Nghị quyết Đại hội cổ đông nội dung là chào bán cổ phần riêng lẻ; các phương án đi kèm về chào bán được Đại hội đồng cổ đông giải quyết thông qua (nếu có).

    + Chào bán cho những cổ đông hiện hữu: là tăng thêm số lượng về toàn bộ cổ phần  được phép chào bán cho các cổ đông tùy thuộc vào tỉ lệ cổ phần thực tế tại công ty.

    Trong thời hạn 15 ngày, trước thời điểm kết thúc việc đăng ký mua cổ phần thì công ty phải tiến hành thông báo đến các cổ đông bằng văn bản, đảm bảo các thông tin này đến được địa điểm cư trú được ghi nhận trong sổ về đăng ký cổ đông.

    – Trường hợp là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên – căn cứ tại điều 87 luật doanh nghiệp, cụ thể như sau:

    + Chủ sở hữu của công ty chủ động đầu tư thêm để góp vốn

    + Thực hiện việc huy động thêm phần vốn góp từ người khác

    Lưu ý: Cả 2 trường hợp trên khi tăng vốn điều lệ thì bao gồm hình thức và cụ thể mức tăng vốn điều lệ hoàn toàn do chủ sở hữu quyết định.

    Nếu công ty lựa chọn hình thức thực hiện việc huy động thêm phần vốn góp từ người khác thì sau đó công ty này phải tổ chức quản lý lựa chọn một trong hai loại hình doanh nghiệp là: công ty TNHH 2 thành viên trở lên (thông báo thay đổi về nội trong trong vòng 10 ngày tính từ ngày hoàn tất thay đổi vốn điều lệ); công ty cổ phần (theo hình thức chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần.

    – Trường hợp là công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh thì hình thức tăng vốn điều lệ đều giống nhau, cụ thể như sau:

    + Tăng phần vốn góp từ nguồn của các thành viên mới. Doanh nghiệp thực hiện thông báo tới phòng đăng ký kinh doanh nộp hồ sơ thay đổi thành viên công ty

    + Tăng khoản vốn góp của các thành viên hiện tại, theo đó doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ về đăng ký tăng vốn điều lệ công ty

    Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ 

    Trên thực tế thì doanh nghiệp dựa vào tình hình hoạt động của công ty, sau đó có thể tự chủ động thực hiện việc tăng vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp chỉ quy định khi góp vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp có quy định về thời hạn góp vốn là 90 ngày tính từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (khoản 2, điều 48 luật doanh nghiệp). Theo đó, thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ sau khi góp vốn khi đã hoạt động một thời gian lại không có văn bản pháp luật nào quy định. Thực tế, thời hạn góp vốn có thể xác định theo điều lệ, hợp đồng góp vốn do các bên thỏa thuận, cam kết thực hiện.

    Tăng vốn điều lệ công ty sẽ ảnh hưởng ra sao đối với doanh nghiệp?

    Tăng vốn điều lệ có thể ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp từ các khía cạnh sau:

    – Mở rộng quy mô hoạt động: Tăng vốn điều lệ cung cấp nguồn lực tài chính cần thiết để mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Điều này có thể bao gồm mua sắm thêm thiết bị, mở rộng cơ sở hạ tầng, mở chi nhánh mới, nâng cao khả năng sản xuất, mở rộng dịch vụ hoặc phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới. Tăng quy mô hoạt động giúp tăng doanh thu, cạnh tranh và tiềm năng tăng trưởng của công ty.

    – Nâng cao khả năng tài chính: Tăng vốn điều lệ giúp cải thiện khả năng tài chính của công ty. Công ty có thể sử dụng vốn mới để trả nợ, đảm bảo tính thanh khoản và tăng khả năng thanh toán các khoản phải trả. Điều này giúp cải thiện độ tin cậy và tín nhiệm của công ty đối với các đối tác kinh doanh và nhà cung cấp, và tạo điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận các nguồn vốn bổ sung, chẳng hạn như vay vốn từ ngân hàng hoặc đầu tư từ nhà đầu tư.

    – Tăng giá trị thị trường: Việc tăng vốn điều lệ có thể làm tăng giá trị thị trường của công ty. Điều này có thể diễn ra khi các cổ phiếu mới được phát hành và được mua bởi các nhà đầu tư, dẫn đến tăng giá cổ phiếu và vốn hóa thị trường của công ty. Việc tăng giá trị thị trường có thể mang lại lợi ích cho các cổ đông hiện tại, góp phần tăng độ hấp dẫn của công ty đối với nhà đầu tư mới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường tài chính trong tương lai.

    – Mở rộng cơ hội đầu tư: Tăng vốn điều lệ mở rộng khả năng đầu tư của công ty và tạo ra cơ hội mới để tham gia vào các dự án hoặc cơ sở kinh doanh có tiềm năng sinh lợi cao hơn. Công ty có thể sử dụng vốn mới để đầu tư vào các nguồn lực, công nghệ, nghiên cứu và phát triển, mua lại các công ty con, tham gia vào các liên doanh, hoặc thực hiện các dự án mở rộng khác. Mở rộng cơ hội đầu tư có thể giúp tăng cường sức cạnh tranh và định vị công ty trong ngành công nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng dài hạn.

    – Đáp ứng yêu cầu pháp lý và quy định: Một số quy định pháp lý yêu cầu các công ty có mức vốn điều lệ tối thiểu để hoạt động trong một ngành hoặc quốc gia cụ thể. Tăng vốn điều lệ giúp công ty đáp ứng các yêu cầu pháp lý này, duy trì hoạt động hợp pháp và tránh các hạn chế hoạt động do không đủ vốn.

    Mức xử phạt hành chính khi chậm góp vốn điều lệ khi tăng?

    Theo như quy định về thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp thì không quy định rõ về khoảng thời gian thực tế doanh nghiệp phải hoàn tất xong việc góp vốn từ các thành viên. Tuy nhiên trên thực tế sau khi thỏa thuận về thời hạn góp vốn điệu lệ, cần thực hiện việc thông báo lên phòng đăng ký kinh doanh.

    Sau đó, nếu các bên không thực hiện được các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn để tăng vốn điều lệ thì phải chịu trách nhiệm pháp lý theo hợp đồng (bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm,…).

    Ngoài ra, pháp luật có quy định về xử phạt vi phạm hành chính với một số hành vi có liên quan. Cụ thể, theo Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ thì:

    + Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký, buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ;

    + Phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 15 000 000 đồng với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, buộc thay đổi và thông báo lại thông tin của doanh nghiệp cho phòng dang ký kinh doanh…

    Trên đây là nội dung cụ thể mới nhất về thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ, các hình thức để tăng vốn điều lệ, thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ, các trường hợp chậm góp vốn điều lệ có phị xử phạt hay không?. Mọi thắc mắc chưa rõ ràng bạn có thể liên hệ trực tiếp tới bộ phận của Luật Hoàng Phi theo hotline 0981 378 999 hoặc liên hệ theo email: [email protected] để được giải đáp nhanh chóng nhất.

    >>>> Tham khảo bài viết: Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *