Thế chấp tài sản của bên thứ 3 có được không?

Thế chấp tài sản của bên thứ 3 có được không?

Thế chấp tài sản của bên thứ 3 là một trong các thủ tục được nhiều người quan tâm. Và trong đó, điều quan tâm nhất là có được thực hiện thế chấp tài sản của bên thứ 3 không? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.
Mục lục

    Thế chấp tài sản của bên thứ 3 có được không?

    Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp (Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015).

    Theo đó, có thể hiểu, thế chấp tài sản của bên thứ 3 là việc bên thế chấp cũng dùng tài sản của mình để bảo dảm nghĩa vụ của một bên khác cho bên nhận thế chấp. Các chủ thể trong quan hệ thế chấp tài sản của bên thứ 3 được xác định như sau:

    • Bên thế chấp: Bên có tài sản được mang đi thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ của người khác.
    • Bên nhận thế chấp: Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác… thực hiện việc nhận thế chấp.
    • Bên bảo đảm: Đây là bên có nghĩa vụ và nghĩa vụ của bên bảo đảm được bảo đảm bởi tài sản thế chấp của bên thứ ba (bên thế chấp ở trên).

    Do đó, trong Bộ luật Dân sự không có điều khoản cấm thế chấp bằng tài sản của người khác để thực hiện nghĩa vụ của mình nên hoàn toàn có thể thế chấp tài sản của bên thứ 3 để vay vốn, thực hiện nghĩa vụ với bên nhận thế chấp.

    Để dễ hình dung, độc giả có thể tham khảo ví dụ sau đây:

    Vợ chồng ông A, bà B sở hữu tài sản là chiếc xe toyota, biển số 30C….. Ông A và bà B sử dụng chiếc xe này để thế chấp cho ngân hàng D để cho ông E và bà F (con trai và con dâu của ông A, bà B) vay 500 triệu đồng. Do đó, trong trường hợp này, ông E và bà F đang vay tiền tại ngân hàng D và được bảo đảm bởi tài sản thế chấp của bên thứ 3 là ông A và bà B. Hay đây chính là trường hợp thế chấp tài sản của bên thứ 3 để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình (ông E và bà F).

    Đáng chú ý: Việc thế chấp bằng tài sản của bên thứ 3 phải được bên có tài sản đồng ý và thực hiện. Do đó, nếu trộm lấy tài sản của người khác để đi thế chấp thì có thể bị coi là trộm cắp tài sản và bị phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.

    • Phạt hành chính: Từ 02 – 03 triệu đồng theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc cầm cố, thế chấp trái phép tài sản của người khác thì bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
    • Chịu trách nhiệm hình sự: Tội trộm cắp tài sản tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Bộ luật năm 2017 với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù nếu tài sản bị trộm có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp khác để phạm tội trộm cắp…
    Thế chấp tài sản của bên thứ 3 có phạm luật không?
    Thế chấp tài sản của bên thứ 3 có phạm luật không? (Ảnh minh họa)

    Thủ tục thế chấp tài sản của bên thứ 3 như thế nào?

    Tương tự như thế chấp tài sản của mình, thủ tục thế chấp tài sản của bên thứ 3 cũng tùy trường hợp, phải công chứng hợp đồng thế chấp hoặc không, sau đó đi đăng ký thế chấp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc không.

    Theo quy định, trường hợp thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất và các tài sản khác liên quan đến bất động sản thì phải thực hiện công chứng.

    Đồng thời, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, dự án đầu tư xây dựng nhà ở… thì phải thực hiện đăng ký thế chấp với Sở Tài nguyên và Môi trường. Tài sản là động sản (thông thường là ô tô) cũng được đăng ký thế chấp tại Trung tâm đăng ký giao dịch đảm bảo.

    Trường hợp 1: Tài sản là bất động sản (quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)

    Với trường hợp này, để thế chấp thì cần thực hiện hai bước:

    Bước 1: Thực hiện ký công chứng hợp đồng thế chấp

    Bên thế chấp và bên bảo đảm chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây:

    – Bên thế chấp: Giấy tờ tùy thân, giấy tờ về tài sản.

    – Bên bảo đảm: Giấy tờ tùy thân và các loại giấy tờ ngân hàng yêu cầu về mục đích vay vốn, phương án vay vốn…

    – Bên nhận thế chấp: Tổ chức chuẩn bị giấy đăng ký doanh nghiệp, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của người đứng đầu…

    Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, các bên thực hiện ký công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng (phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng).

    Bước 2: Đăng ký thế chấp

    Sau khi đã có hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ 3, bên thế chấp thực hiện đăng ký thế chấp tại Phòng Một cửa thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường. Sau khi đăng ký xong, bên thế chấp sẽ nhận được bản gốc Sổ đỏ đã được ghi chú thế chấp tại đâu… theo hợp đồng thế chấp nào…

    Thủ tục thế chấp tài sản của bên thứ 3
    Thủ tục thế chấp tài sản của bên thứ 3 như thế nào? (Ảnh minh họa)

    Trường hợp 2: Tài sản là động sản

    Tương tự như thế chấp tài sản là bất động sản, khi thế chấp tài sản là động sản, các bên cũng phải thực hiện hai bước:

    Bước 1: Công chứng hợp đồng thế chấp

    Thực hiện như ở trên

    Bước 2: Đăng ký thế chấp

    Khác với đăng ký thế chấp bất động sản, đăng ký thế chấp động sản được thực hiện tại trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.

    Để xem chi tiết thủ tục đăng ký thế chấp của từng loại tài sản, độc giả theo dõi bài viết: Thủ tục đăng ký tài sản đảm bảo mới nhất

    Trên đây là giải đáp về thế chấp tài sản của bên thứ 3. Nếu còn thắc mắc về thủ tục này, độc giả vui lòng liên hệ chuyên gia pháp lý của chúng tôi theo số tổng đài 19006192 .

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!