Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Tăng Vốn Điều Lệ Công Ty
Để nắm rõ hơn về quy trình, thủ tục tăng vốn điều lệ công ty mời quý khách tham khảo những vấn đề dưới đây. Hotline : 0981.378.999
Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Tăng Vốn Điều Lệ Công Ty
Khi các doanh nghiệp muốn tăng vốn điều lệ của công ty, tùy vào từng loại hình mà các doanh nghiệp sẽ có các hình thức tăng vốn khác nhau dựa vào phần tài sản đã góp của công ty.
Tùy theo mục đích và tình hình tài chính mà các doanh nghiệp khi hoạt động có thể điều chỉnh mức vốn điều lệ của công ty theo 2 hình thức tăng hoặc giảm vốn điều lệ. So với việc giảm vốn điều lệ có phần phức tạp và khó khăn hơn do doanh nghiệp muốn giảm vốn cần chứng minh không tồn đọng các khoản nợ và lệ phí, thì việc đăng ký tăng vốn điều lệ lại có phần đơn giản hơn nhiều.
Vậy Thay đổi đăng ký kinh doanh tăng vốn điều lệ công ty được thực hiện như thế nào? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Vốn điều lệ là gì?
Luật Doanh nghiệp 2020 có định nghĩa : “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”.
Như vậy, Khi các doanh nghiệp muốn tăng vốn điều lệ của công ty, tùy vào từng loại hình mà các doanh nghiệp sẽ có các hình thức tăng vốn khác nhau dựa vào phần tài sản đã góp của công ty. Song Doanh nghiệp cần phải hoàn thành tăng vốn điều lệ xong rồi mới thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn để đảm bảo về số lượng vốn tăng; tránh trường hợp sau khi đăng ký tăng xong mà góp không đủ trên thực tế.
Vì sao nên tăng vốn điều lệ cho Doanh nghiệp?
Việc tăng vốn điều lệ công ty luôn là hoạt động cần thiết và nên có trong bất kì mô hình hoạt động kinh doanh nào. Có một số lợi ích quan trọng khi tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp, bao gồm:
– Mở rộng quy mô hoạt động: Tăng vốn điều lệ cung cấp nguồn lực tài chính cần thiết để mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Điều này có thể bao gồm mua sắm thêm thiết bị, mở rộng cơ sở hạ tầng, mở chi nhánh mới, nâng cao khả năng sản xuất, mở rộng dịch vụ hoặc phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới. Mở rộng quy mô hoạt động giúp tăng doanh thu, cạnh tranh và tiềm năng tăng trưởng của công ty.
– Nâng cao khả năng tài chính: Tăng vốn điều lệ giúp cải thiện khả năng tài chính của công ty. Công ty có thể sử dụng vốn mới để trả nợ, đảm bảo tính thanh khoản và tăng khả năng thanh toán các khoản phải trả. Điều này giúp cải thiện độ tin cậy và tín nhiệm của công ty đối với các đối tác kinh doanh và nhà cung cấp, và tạo điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận các nguồn vốn bổ sung, chẳng hạn như vay vốn từ ngân hàng hoặc đầu tư từ nhà đầu tư.
– Tăng giá trị thị trường: Việc tăng vốn điều lệ có thể làm tăng giá trị thị trường của công ty. Điều này có thể diễn ra khi các cổ phiếu mới được phát hành và được mua bởi các nhà đầu tư, dẫn đến tăng giá cổ phiếu và vốn hóa thị trường của công ty. Việc tăng giá trị thị trường có thể mang lại lợi ích cho các cổ đông hiện tại, góp phần tăng độ hấp dẫn của công ty đối với nhà đầu tư mới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường tài chính trong tương lai.
– Mở rộng cơ hội đầu tư: Tăng vốn điều lệ mở rộng khả năng đầu tư của công ty và tạo ra cơ hội mới để tham gia vào các dự án hoặc cơ sở kinh doanh có tiềm năng sinh lợi cao hơn. Công ty có thể sử dụng vốn mới để đầu tư vào các nguồn lực, công nghệ, nghiên cứu và phát triển, mua lại các công ty con, tham gia vào các liên doanh hoặc thực hiện các dự án mở rộng khác. Mở rộng cơ hội đầu tư có thể giúp tăng cường sức cạnh tranh và định vị của công ty trong ngành công nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng dài hạn.
– Đáp ứng yêu cầu pháp lý và quy định: Một số quy định pháp lý yêu cầu các công ty có mức vốn điều lệ tối thiểu để hoạt động trong một ngành hoặc quốc gia cụ thể. Tăng vốn điều lệ giúp công ty đáp ứng các yêu cầu pháp lý này, duy trì hoạt động hợp pháp và tránh các hạn chế hoạt động do không đủ vốn.
– Tăng sự tin tưởng của đối tác và nhà đầu tư: Việc tăng vốn điều lệ thể hiện sự cam kết và sự ổn định của công ty. Điều này có thể tạo sự tin tưởng và sự đánh giá cao từ phía các đối tác kinh doanh, nhà cung cấp, ngân hàng và nhà đầu tư. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác, đàm phán giao dịch và tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh.
– Tăng khả năng quản lý rủi ro: Một vốn điều lệ tăng lớn hơn có thể cung cấp cho công ty một dư địa tài chính để đối phó với các rủi ro khẩn cấp, thay đổi thị trường và tình hình kinh tế không ổn định. Điều này giúp đảm bảo sự ổn định và bền vững trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Hình thức tăng vốn điều lệ của công ty TNHH
Công ty TNHH 1 thành viên
Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên quyết định hình thức tăng vốn và mức tăng vốn của công ty theo 1 trong 2 cách sau:
– Do chính chủ sở hữu tự góp thêm vốn bằng tài sản cá nhân thông qua tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài sản công ty
– Huy động thêm vốn góp của các cá nhân , tổ chức khác vào tài sản công ty để điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ hiện có.
Với hình thức tăng vốn điều lệ theo Trường hợp 2, Công ty TNHH 1 thành viên sẽ phải thay đổi lại mô hình tổ chức hoạt động doanh nghiệp bằng cách:
+ Thay đổi loại hình sang Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ lên Phòng đăng ký kinh doanh
+ Thay đổi sang loại hình công ty Cổ phần theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
+ Tăng vốn góp của các thành viên : Vốn góp thêm được phân chia theo tỉ lệ tương ứng với phần vốn đã góp của họ trong điều lệ công ty.
Lưu ý : Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
+ Tăng vốn điều lệ thông qua việc tiếp nhận vốn góp của một thành viên mới: Mức vốn điều lệ mới được chia cho các thành viên theo tỉ lệ. Nếu doanh nghiệp đã có 50 thành viên và áp dụng cách này để tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp phải thực hiện việc thay đổi sang loại hình công ty Cổ phần theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Hình thức tăng vốn điều lệ của Công ty Cổ phần
Do là loại hình công ty có quy mô lớn nhất, đòi hỏi một lượng tài chính tương xứng với quy mô hoạt động nên việc tăng vốn của công ty Cổ phần cũng có những đặc trưng riêng, có thể huy động một lượng tài chính lớn dưa trên hình thức : Chào bán cổ phần.
+ Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu : Các cổ đông hiện tại của công ty đăng ký mua thêm cổ phần được chào bán từ đó trực tiếp tăng vốn điều lệ cho công ty theo mức tỉ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty.
+ Chào bán ra công chúng: Bao gồm chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng và chào bán thêm cổ phần hoặc quyền mua cổ phần ra công chúng. Tuy nhiên, việc chào bán cổ phần ra công chúng cũng phải tuân thủ các điều kiện về luật Chứng khoán như : Phải có mức vốn điều lệ trước khi chào bán là 10 tỉ đồng, Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán,….
+ Chào bán cổ phần riêng lẻ : Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định chào bán cổ phần riêng lẻ, công ty phải thông báo việc chào bán cổ phần riêng lẻ với Cơ quan đăng ký kinh doanh
Công ty thực hiện đăng ký tăng vốn điều lệ công ty cổ phần trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.
Thủ tục tăng vốn điều lệ cho Doanh nghiệp
Khi đã xác định được cần lựa chọn các thức nào để thực hiện việc tăng vốn, doanh nghiệp cần thực hiện công việc tiếp theo là thông báo lên Cơ quan Nhà nước để cập nhật thông tin thay đổi lên cơ sở dữ liệu quốc gia đồng thời hợp thức hóa các thủ tục pháp lý trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Lưu ý : Trong thông báo thay đổi ngoài việc đảm bảo các thông tin cần thiết của doanh nghiệp như : Tên công ty, mã số doanh nghiệp, …. Cần lưu ý ghi đầy đủ và rõ ràng nội dung thay đổi có liên quan đến việc tăng vốn điều lệ như Hình thức góp vốn, Tài sản góp vốn, thời điểm thay đổi vốn và Số vốn cũ, mới sau thay đổi.
– Mỗi loại hình doanh nghiệp cần bổ sung thêm các văn bản tương ứng:
+ Công ty TNHH 1 thành viên : Quyết đinh thay đổi tăng vốn của Chủ sở hữu
+ Công ty TNHH 2 thành viên : Quyết định và Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi tăng vốn
+ Công ty Cổ phần : Quyết định và Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông công ty về thay đổi đăng ký kinh doanh; Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần ( Chào bán cổ phần riêng lẻ và chào bán ra công chúng)
– Văn bản ủy quyền (trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không trực tiếp nộp hồ sơ)
Luât Hoàng Phi sẽ trực tiếp soạn thảo và chuẩn bị các văn bản trong hồ sơ đến quý khách hàng khi có yêu cầu sử dụng dịch vụ tăng vốn điều lệ công ty.
Hồ sơ sau khi được chuẩn bị đầy đủ sẽ nộp trực tiếp tới Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ hợp lệ , không sai sót , doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới với thông tin về mức vốn điều lệ sau khi thay đổi.
Doanh nghiệp đồng thời công bố nội dung thay đổi thông tin doanh nghiệp lên hệ thống đăng ký kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thay đổi vốn.
Lưu ý:Trong trường hợp việc tăng vốn của doanh nghiệp làm tăng mức thuế môn bài doanh nghiệp phải nộp thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục:
– Kê khai mẫu 08 và nộp lên Cơ quan thuế quản lý
– Nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung , chậm nhất là 31/12 của năm có sự thay đổi về vốn
Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp Dịch vụ Tăng vốn điều lệ cho mọi loại hình doanh nghiệp
Là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp lâu năm và giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn hiểu những trở ngại, vướng mắc liên quan đến các thủ tục doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư, tư vấn viên nhiệt tình và tận tâm, chúng tôi luôn lắng nghe và hỗ trợ quý khách hàng các vấn đề liên quan đến việc thay đổi vốn điều lệ :
– Khái quát các nội dung cần thực hiện khi thay đổi vốn điều lệ từ đó hướng khách hàng đến mức vốn cần và đủ cho hoạt động kinh doanh của công ty
– Lựa chọn hình thức tăng vốn cho doanh nghiệp đơn giản , nhanh gọn và đúng pháp luật
– Trực tiếp soạn thảo Toàn bộ hồ sơ và các nội dung có liên quan
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, giải trình và theo dõi quá trình xử lý hồ sơ của Cơ quan Nhà nước
– Nhận kết quả thay đổi vốn, công bố thông tin lên Hệ thống đăng ký kinh doanh và bàn giao kết quả sớm nhất đến khách hàng
– Hướng dẫn việc kê khai và nộp thuế môn bài bổ sung ( Nếu có)
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh Tăng Vốn Điều Lệ Công Tycùng một số nội dung khác có liên quan. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết có vướng mắc, hay Để yêu cầu dịch vụ và nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất, chi phí hợp lý nhất, vui lòng liên hệ Đại Lý Thuế Gia Lộc:
SĐT : 0981.378.999 ( Mr Phi) , 0981.150.868 ( Ms Hà)
Email : [email protected]
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc