Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC
Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC như thế nào sẽ được Đại Lý Thuế Gia Lộc giới thiệu sau đây.
Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC
Đại Lý Thuế Gia Lộc tư vấn thủ tục Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.
THỦ TỤC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG HỢP ĐỒNG BBC
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định.
Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố:
Cách thức nộp hồ sơ: Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư nộp hồ sơ tại bàn tiếp nhận, chuyên viên nhận hồ sơ của Phòng Đăng ký đầu tư kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ giấy tờ theo thủ tục và được kê khai đầy đủ theo quy định), chuyên viên tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ vào và cấp giấy Biên nhận cho Nhà đầu tư.
Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
2. Hồ sơ Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC
a) Văn bản đăng ký thành lập văn phòng điều hành gồm tên và địa chỉ văn phòng đại diện tại Việt Nam (nếu có) của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC; tên, địa chỉ văn phòng điều hành; nội dung, thời hạn, phạm vi hoạt động của văn phòng điều hành; họ, tên, nơi cư trú, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng điều hành;
b) Quyết định của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC về việc thành lập văn phòng điều hành;
c) Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng điều hành;
d) Bản sao hợp đồng BCC bao gồm các nội dung sau:
– Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
– Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
– Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
– Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
– Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc