Thành lập hộ kinh doanh tại quận Long Biên, Hà Nội

Khách hàng quan tâm đến Thành lập hộ kinh doanh tại quận Long Biên, Hà Nội vui lòng theo dõi bài viết dưới đây.

Khách hàng quan tâm đến Thành lập hộ kinh doanh tại quận Long Biên, Hà Nội vui lòng theo dõi bài viết dưới đây.

Thành lập hộ kinh doanh tại quận Long Biên, Hà Nội

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Với những thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế – xã hội, quận Long Biên là sự lựa chọn hàng đầu về địa điểm thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, hướng dẫn về thành lập hộ kinh doanh tại quận Long Biên, Hà Nội. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Mục lục

    Vị trí địa lý quận Long Biên

    Long Biên là một quận nội thành, đồng thời là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng, có diện tích đất tự nhiên 61 km² lớn nhất các quận tại TP Hà Nội, chia làm 14 phường, gồm các phường: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng.

    Quận Long Biên nằm ở phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, có vị trí địa lý:

    – Phía đông và phía nam giáp huyện Gia Lâm bởi ranh giới là sông Đuống và quốc lộ 1A mới

    – Phía tây giáp quận Tây Hồ, quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng bởi ranh giới tự nhiên là sông Hồng

    – Phía tây nam giáp quận Hoàng Mai bởi ranh giới là sông Hồng

    – Phía bắc giáp huyện Đông Anh bởi ranh giới là sông Đuống.

    Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận Long Biên là 61 km² (có diện tích lớn nhất tại TP Hà Nội), dân số năm 2019 khoảng 322.549 người. Mật độ dân số đạt 5.392 người/km².

    Những lưu ý trước khi thành lập hộ kinh doanh tại quận Long Biên

    Trước khi thành lập hộ kinh doanh tại quận Long Biên, Hà Nội, Quý vị lưu ý các vấn đề như sau:

    Thứ nhất: Về người có quyền thành lập hộ kinh doanh

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 80 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp thì

    Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh trừ các trường hợp sau đây:

    – Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

    – Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

    – Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

    Cũng cần lưu ý thêm, cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

    Thứ hai: Về tên hộ kinh doanh

    Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

    1/ Cụm từ “Hộ kinh doanh”;

    2/ Tên riêng của hộ kinh doanh.

    Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

    Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

    Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

    Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

    Thứ ba: Về ngành, nghề kinh doanh

    Tương tự với doanh nghiệp, hộ kinh doanh được tự do kinh doanh những ngành, nghề pháp luật không cấm.

    Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư quy định cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

    a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

    b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

    c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

    d) Kinh doanh mại dâm;

    đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

    e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

    g) Kinh doanh pháo nổ;

    h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

    Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

    Thứ tư: Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

    Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

    Quy trình thành lập hộ kinh doanh tại quận Long Biên

    Để thành lập hộ kinh doanh tại quận Long Biên, Hà Nội, Quý vị thực hiện theo quy trình sau đây:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

    – Thành phần hồ sơ:

    + Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

    + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

    + Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

    + Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

    – Số lượng hồ sơ: 01 bộ

    Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền

    Để thành lập hộ kinh doanh tại quận Long Biên, Hà Nội, Quý vị nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, cụ thể là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận Long Biên.

    Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận.

    Bước 3: Nhận kết quả

    Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

    Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

    Lưu ý: Sau khi có Giấy chứng nhận hộ kinh doanh mới thành lập, hộ kinh doanh cần tiến hành nộp tờ khai, kê khai thuế với cơ quan quản lý thuế, tránh việc kê khai muốn sẽ dẫn tới việc nộp phạt, rút, thu hồi lại giấy chứng nhận hộ kinh doanh.

    Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Ngoài việc tự mình tìm hiểu quy định pháp luật có liên quan, trực tiếp làm việc với cơ quan nhà nước và đối mặt với những rủi ro, khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục, Quý vị có thể ủy quyền cho Đại Lý Thuế Gia Lộc thay mình thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại quận Long Biên, Hà Nội nói riêng và thành lập hộ kinh doanh nói chung.

    Trong gói dịch vụ, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng từ A-Z với các nội dung hỗ trợ như:

    – Tư vấn các vấn đề pháp lý về hộ kinh doanh, thủ tục thành lập hộ kinh doanh trước, trong và sau khi thành lập hộ kinh doanh;

    – Giúp Quý khách hàng có những định hướng, lựa chọn thông tin đăng ký hộ kinh doanh;

    – Soạn hồ sơ thành lập hộ kinh doanh đầy đủ, chính xác và hướng dẫn Khách hàng ký để hoàn thiện hồ sơ;

    – Thay mặt Khách hàng nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các vướng mắc trong quá trình tiếp nhân và xử lý hồ sơ;

    – Nhận và bàn giao kết quả đến Khách hàng;

    – Hỗ trợ khai thuế ban đầu.

    Đi kèm với dịch vụ trọn gói, thời gian thực hiện dịch vụ nhanh chóng và mức phí dịch vụ hợp lí, luôn ở mức cạnh tranh so với các đơn vị cùng cung cấp dịch vụ trên thị trường. Bởi những lợi ích tối ưu mà chúng tôi đem lại cho Khách hàng, Đại Lý Thuế Gia Lộc là sự lựa chọn hàng đầu khi các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu đăng ký hộ kinh doanh và làm các thủ tục có liên quan.

    Để được tư vấn, báo phí dịch vụ, Quý vị vui lòng liên hệ hotline 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng!

    Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Doanh nghiệp

    • Dự án Doanh nghiệpDự án Doanh nghiệp
    • Dịch vụ Doanh nghiệpDịch vụ Doanh nghiệp
    • Hồ sơ năng lực Đại Lý Thuế Gia LộcHồ sơ năng lực Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *