Thành lập công ty tại thị xã Kinh Môn

Thành lập công ty tại thị xã Kinh Môn như thế nào? Quý vị hãy cùng Đại Lý Thuế Gia Lộc tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.

Thành lập công ty tại thị xã Kinh Môn như thế nào? Quý vị hãy cùng Đại Lý Thuế Gia Lộc tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.

Thành lập công ty tại thị xã Kinh Môn

Thành lập công ty tại thị xã Kinh Môn như thế nào? Quý vị hãy cùng Đại Lý Thuế Gia Lộc tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ liên quan đến thủ tục thành lập công ty tại thị xã Kinh Môn, Hải Dương. Quý độc giả quan tâm đừng bỏ qua để có thêm cho mình những thông tin tham khảo hữu ích.

>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Thành lập công ty tại Hải Dương

Mục lục

    Đôi nét về thành lập công ty tại thị xã Kinh Môn

    Thị xã Kinh Môn nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hải Dương, phía Bắc giáp thị xã Đông Triều (Quảng Ninh), phía Nam giáp huyện Kim Thành, phía Đông giáp huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng), phía Tây giáp huyện Nam Sách và thành phố Chí Linh. Tổng diện tích tự nhiên là 16.533,54ha, dân số 170.594 người, với 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 phườn.

    Kinh Môn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giữa hai trung tâm kinh tế lớn là Quảng Ninh và Hải Phòng. Huyện có quốc lộ 17B chạy qua nối liền quốc lộ 5A với quốc lộ 18, kết nối các vùng trọng điểm trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, huyện được bao bọc bởi 4 con sông lớn là sông Kinh Môn, Kinh Thầy, Đá Vách và Hàn Mấu, cùng hệ thống các tuyến đường tỉnh, đường thị hình thành nên mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận lợi. Tiềm năng khoáng sản phong phú, đặc biệt là các khoáng chất công nghiệp như cao lanh, đá vôi xi măng, đá vôi xây dựng, sét xi măng, sét gạch ngói là đặc trưng và ưu thế to lớn của thị xã để có thể phát triển mạnh lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Với vị trí địa lý như trên đã tạo nên nhiều lợi thế cho thị xã Kinh Môn trong phát triển sản xuất, thu hút vốn đầu tư và mở rộng giao lưu kinh tế – xã hội với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, vùng đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội.

    Thành lập công ty tại thị xã Kinh Môn nên chọn loại hình công ty nào?

    Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện nay có các loại công ty khác nhau là công ty TNHH (gồm có công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, công ty hợp danh.

    Do đó khi dự định thành lập công ty, các cá nhân, tổ chức trước tiên cần nắm được ưu điểm và hạn chế của những loại hình doanh nghiệp trên để có thể lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp khi thành lập.

    Dưới đây là thông tin về ưu điểm và hạn chế của các loại hình công ty Quý vị có thể tham khảo:

    Thứ nhất: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

    Về ưu điểm:

    – Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu do đó chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến oạt động của công ty, không cần xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác;

    – Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản (chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đưa vào kinh doanh).

    Về nhược điểm:

    – Khó khăn trong việc huy động vốn. Công ty TNHH một thành viên khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ bằng cách chuyển nhượng vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận phần vốn của thành viên mới thì phải chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

    – Công ty TNHH nói chung không được phát hành cổ phiếu.

    Thứ hai: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

    Về ưu điểm:

    – Các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;

    – Số lượng thành viên công ty không nhiều, các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau nên việc điều hành, quản lý công ty không quá phức tạp;

    – Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty.

    Về nhược điểm:

    – Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

    Thứ ba: Công ty hợp danh

    Về ưu điểm:

    – Thành viên công ty hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp nên tạo được sự tin cậy cho đối tác;

    – Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy với đối tác kinh doanh.

    Về nhược điểm:

    – Do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên đối với các thành viên hợp danh của công ty có rủi ro hơn khi kinh doanh;

    – Công ty không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

    Thứ tư: Công ty cổ phần

    Về ưu điểm:

    – Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

    – Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

    – Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn, việc huy động vốn dễ dàng, linh hoạt hơn và huy động được số vốn lớn hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

    Về nhược điểm:

    – Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

    Các bước thành lập công ty tại thị xã Kinh Môn

    Doanh nghiệp tiến hành thủ tục thành lập công ty tại thị xã Kinh Môn theo các bước sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

    Người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty gồm:

    – Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (theo mẫu ban hành đính kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

    – Danh sách thành viên đối với Công ty hợp danh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn và danh sách cổ đông sáng lập đối với Công ty cổ phần;

    – Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của cá nhân, tổ chức. Ví dụ như bản sao công chứng chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu của cá nhân hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức.

    – Điều lệ công ty đối với Công ty hợp danh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, với Công ty cổ phần;

    – Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

    Lưu ý: Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà thành phần hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể sẽ khác nhau. Trên đây chỉ là những thành phần cơ bản thường có trong hồ sơ, để biết thêm thông tin chi tiết về thành phần hồ sơ, Quý vị có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn, làm rõ.

    Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty

    Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính qua Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    Bước 3: Giải quyết hồ sơ thành lập công ty

    Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải có văn bản thông báo về nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.

    Trong trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không được chấp thuận, Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký doanh nghiệp thì cần có văn bản thông báo và nêu rõ lí do cho người thành lập doanh nghiệp.

    Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

    Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp có thể nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính.

    Chi phí thành lập công ty tại thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

    Đại Lý Thuế Gia Lộc – hỗ trợ từ A-Z về thành lập công ty

    Đại Lý Thuế Gia Lộc với hơn 10 năm hoạt động, chúng tôi tự tin chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập công ty trọn gói, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi giấy phép kinh doanh, giải thể công ty…

    Khách hàng khi đến với dịch vụ thành lập công ty chúng tôi sẽ được hỗ trợ trọn gói với các nội dung như:

    – Tư vấn các thông tin liên quan đến Lựa chọn loại hình doanh nghiệp, đặt tên công ty, trụ sở, ngành nghề kinh doanh…

    – Soạn thảo hồ sơ thủ tục thành lập công ty.

    – Theo dõi hồ sơ thành lập, nhận kết quả và giao đến Khách hàng..

    – Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia

    – Hỗ trợ Thủ tục khắc và phát hành mẫu dấu pháp nhân

    – Hỗ trợ các thủ tục sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp như Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp; Mua token ( Chữ ký số) khai thuế qua mạng điện tử; Nộp tờ khai thuế môn bài;…

    Để được tư vấn, tháo gỡ những khó khăn về thành lập công ty tại thị xã Kinh Môn nói riêng và thành lập công ty nói chung, Quý vị đừng ngần ngại nhấc máy gọi tới hotline 0981.378.999. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ!

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!