Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại của tòa án

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại của tòa án

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại của tòa án

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại của tòa án

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại của tòa án

Thẩm quyền của tòa án về giải quyết tranh chấp trong thương mại được pháp luật quy định phân theo cấp tòa xét xử, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Chương 19 sẽ phân tích khái quát về thẩm quyền xét xử, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại theo các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS) 

Mục lục

    Những tranh chấp trong thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án 

    Theo quy định tại Điều 30 BLTTDS thì những tranh chấp sau đây về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án: 

    – Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. 

    – Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. 

    – Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty. 

    – Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. 

    – Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. 

    Theo quy định trên, có 4 loại quan hệ tranh chấp trong thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Ngoài ra, khoản 3 Điều 30, BLTTDS đã bổ sung thêm thẩm quyền của tòa án giải quyết tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng vốn góp với công ty, thành viên công ty.

    Có thể thấy, quy định này phù hợp với thực tế phát sinh những tranh chấp loại này. Người chưa phải thành viên công ty, nhưng khi thực hiện giao dịch liên quan tới vốn góp với công ty, thành viên công ty thì mục đích của họ là trở thành thành viên trong công ty. Trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, phát sinh tranh chấp, họ vẫn chưa được coi là thành viên công ty, việc quy định thẩm quyền giải quyết của tòa án sẽ giúp các bên có thêm cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

    Khoản 4, Điều 30 BLTTDS quy định về tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc trong công ty cổ phần. Quy định này phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2014 về quyền khởi kiện của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông công ty cổ phần đối với người quản lý theo quy định tại Điều 72 và Điều 161 Luật Doanh nghiệp 2014. 

    Thẩm quyền của tòa án các cấp đối với tranh chấp trong thương mại 

    Thứ nhất: Thẩm quyền của tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là tòa án nhân dân cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thâm 

    Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS, tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 BLTTDS. 

    Phân định thẩm quyền giữa các cấp tòa án bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được chính xác, đúng pháp luật, tránh chồng chéo trong việc xác định thẩm quyền xét xử của các tòa án. Theo đó, với những tranh chấp có tính chất phức tạp trong lĩnh vực thương mại, đòi hỏi phải có sự am hiểu chuyên môn nghiệp vụ hoặc những tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì không thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện. 

    Thứ hai: Thẩm quyền của các tòa chuyên trách tòa án nhân dân cấp huyện 

    Tòa dân sự tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 BLTTDS. 

    Đối với tòa án nhân dân cấp huyện chưa có tòa chuyên trách thì Chánh án tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện. 

    | Đây là quy định hoàn toàn mới của BLTTDS 2015 so với các quy định tố tụng dân sự trước đây. Quy định này nhằm đảm bảo tính thống nhất với cơ cấu tổ chức của tòa án cấp huyện theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, đảm bảo chuyên môn hóa trong việc giải quyết, xét xử…

    Thứ ba: Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) 

    Theo quy định tại Điều 37 BLTTDS, tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau: 

    (i) Các tranh chấp trong thương mại thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện có đương sự, tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp ra nước ngoài. 

    (ii) Những tranh chấp trong thương mại thuộc lĩnh vực chuyên ngành, phức tạp mà không buộc phải xuất hiện yếu tố nước ngoài. Đó là những tranh chấp liên quan đến việc do trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết; tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ có mục đích lợi nhuận… 

    (iii) Những tranh chấp trong thương mại thuộc thẩm quyền của tòa cấp huyện mà tòa án cấp tỉnh tự mình lấy lên giải quyết khi thấy vụ việc phức tạp, việc điều tra thu thập chứng cứ có nhiều khó khăn hoặc cần đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết; phải giám định kỹ thuật phức tạp, tranh chấp liên quan tới nhiều đương sự, tài sản tranh chấp ở nhiều địa phương khác nhau… 

    Thứ tư: Thẩm quyền của tòa chuyên trách tòa án nhân dân cấp tỉnh 

    Tòa kinh tế tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 BLTTDS; Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị. 

    Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ 

    Theo Điều 39 BLTTDS, tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp trong thương mại là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức) 

    Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Các đương sự cũng có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về thương mại. Quy định này thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt của pháp luật tuy nhiên thỏa thuận đó phải lập thành văn bản mới có hiệu lực. 

    Thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn 

    Theo quy định tại Điều 40 BLTTDS, nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp về thương mại trong các trường hợp sau đây: 

    – Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết; 

    – Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết; 

    – Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; 

    – Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

    – Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết; 

    – Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; 

    – Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. 

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *