Tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận sau thuế có được không?

Tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận sau thuế có được không? Quý vị hãy cũng Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.

Tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận sau thuế có được không? Quý vị hãy cũng Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.

Tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận sau thuế có được không?

Tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận sau thuế có được không? Quý vị hãy cũng Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.

Trong nội dung bài viết này, Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ giới thiệu đến Quý vị nội dung tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận sau thuế có được không?

Mục lục

    Loại hình doanh nghiệp nào được tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận sau thuế?

    Khoản 1, 2 Điều 68 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:

    1.Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

    a) Tăng vốn góp của thành viên;

    b) Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

    2.Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 của Luật này. Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.

    Như vậy, theo quy định nêu trên thì công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp được phép tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận sau thuế.

    Thủ tục tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận sau thuế

    Thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty được thực hiện như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tăng vốn điều lệ

    Hồ sơ bao gồm:

    – Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo mẫu do người đại diện theo pháp luật ký;

    – Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

    – Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;

    – Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của pháp luật đầu tư.

    Bước 2: Nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ

    Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty được nộp đến phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính.

    Bước 3: Nhận kết quả

    Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, trong khoảng 3 – 5 ngày làm việc, cơ quan nhà nước sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho người nộp hồ sơ.

    Tăng vốn điều lệ có phải thay đổi điều lệ công ty không?

    Điều lệ công ty có các nội dung chủ yếu sau đây:

    + Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);

    + Ngành, nghề kinh doanh;

    + Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;

    + Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

    + Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;

    + Cơ cấu tổ chức quản lý;

    + Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;

    + Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

    + Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;

    + Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;

    + Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;

    + Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

    + Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

    Theo Khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 điều lệ công ty gồm điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp và điều lệ công ty được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động. Một số trường hợp phải sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty như: sửa đổi tên và mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ… Như vậy, tăng vốn điều lệ sẽ làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, vì thế điều lệ công ty cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty.

    Trên đây là nội dung bài viết Tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận sau thuế có được không? Quý khách hàng cần hỗ trợ về thủ tục tăng vốn điều lệ, vui lòng liên hệ Hotline của Công ty Luật Hoàng Phi: 0981.378.999

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *