Tăng vốn điều lệ có phải nộp lại tờ khai thuế môn bài?

Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tăng vốn điều lệ có phải nộp lại tờ khai thuế môn bài không?

Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tăng vốn điều lệ có phải nộp lại tờ khai thuế môn bài không?

Tăng vốn điều lệ có phải nộp lại tờ khai thuế môn bài?

Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tăng vốn điều lệ có phải nộp lại tờ khai thuế môn bài không?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Vậy tăng vốn điều lệ có phải nộp lại tờ khai thuế môn bài?

Mục lục

    Các trường hợp tăng vốn điều lệ

    Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên

    – Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

    – Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

    + Tăng vốn góp của thành viên;

    + Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

    – Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

    + Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

    + Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;

    + Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020.

    Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên

    – Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

    – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.

    – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

    + Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;

    + Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật Doanh nghiệp 2020.

    Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

    – Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

    – Công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cồ phần.

    Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:

    + Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;

    + Chào bán cổ phần riêng lẻ;

    + Chào bán cổ phần ra công chúng.

    – Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

    + Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;

    + Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật Doanh nghiệp 2020;

    + Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật Doanh nghiệp 2020.

    Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ công ty hợp danh

    – Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty hợp danh.

    – Công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn.

    – Công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ thông qua việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.

    Tăng vốn điều lệ có phải nộp tại tờ khai thuế môn bài không?

    Thông tư số 302/2016/TT-BTC quy định về khai và nộp lệ phí môn bài như sau:

    – Khai lệ phí môn bài một lần khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;

    – Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí;

    – Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.

    – Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh; ngày ban hành văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư

    Theo đó, doanh nghiệp chỉ phải khai lệ phí môn bài 1 lần khi mới ra kinh doanh.

    Tuy nhiên, Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2020 quy định: trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

    Như vậy, kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2020, các trường hợp thay đổi vốn điều lệ đều phải nộp lại tờ khai thuế môn bài chậm nhất ngày 30 tháng 01 của năm có thay đổi.

    Khi nào được miễn lệ phí môn bài?

    Pháp luật quy định các trường hợp được miễn lệ phí môn bài tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP bao gồm:

    – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

    – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

    – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.

    – Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

    – Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).

    – Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp.

    – Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc

    Trên đây là nội dung bài viết tăng vốn điều lệ có phải nộp lại tờ khai thuế môn bài? Của Đại Lý Thuế Gia Lộc, mọi thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0981.378.999

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *