Tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không?
Khi có thắc mắc Tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không? Quý vị có thể liên hệ Đại Lý Thuế Gia Lộc để được hỗ trợ hoặc tham khảo nội dung bài viết này.
Tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không?
Khách hàng tham khảo kỹ quy định pháp luật tại Nghị định Số: 134/2016/NĐ-CP để trả lời được cho câu hỏi: Tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không?
Các hình thức tạm nhập tái xuất hiện nay gồm những hình thức nào? Hàng tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không? Để được miễn thuế đối với tạm nhập tái xuất thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện như nào?
Đây là những câu hỏi nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời gian vừa qua và yêu cầu Đại Lý Thuế Gia Lộc giải đáp. Hiểu rõ được những thắc mắc của Khách hàng, nên trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mang đến nội dung câu trả lời để làm sáng tỏ những vấn đề của Khách hàng.
Tạm nhập tái xuất là gì?
Tạm nhập tái xuất là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam theo Điều 29 Luật Thương mại 2005.
Trong đó:
– Tạm nhập là việc cho hàng hóa nước ngoài quá cảnh trên lãnh thổ một quốc gia trong một thời gian nhất định trước khi xuất sang thị trường nước thứ ba.
– Tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Sau khi làm thủ tục thông quan, nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được xuất khẩu tới một quốc gia khác. Bản chất hàng hóa được xuất khẩu hai lần nên gọi là tái xuất.
Có những hình thức tạm nhập tái xuất nào?
Theo quy định hiện nay có 03 hình thức tạm nhập tái xuất bao gồm:
– G11/G21: Tạm nhập tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất.
– G12/G22: Tạm nhập tái xuất máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn. Với hình thức tạm nhập, tái xuất này được sử dụng trong trường hợp:
Tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa;
Doanh nghiệp thuê mượn máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan đưa vào Việt Nam để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm;
Tạm nhập tái xuất tàu biển, máy bay nước ngoài để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam.
– G13/G23: Tạm nhập tái xuất hàng miễn thuế. Với hình thức này được Sử dụng trong trường hợp:
Tạm nhập tái xuất máy móc thiết bị do bên thuê gia công cung cấp phục vụ hợp đồng gia công; máy móc từ hợp đồng khác chuyển sang;
Tạm nhập hàng hóa miễn thuế gồm: hàng tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc dụng cụ nghề nghiệp phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn văn nghệ, khám chữa bệnh.
Như vậy dựa vào các hình thức tạm nhập, tái xuất thì chúng ta phần nào trả lời được cho câu hỏi Tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không? Song để chắc chắn hơn cho câu trả lời chúng tôi mời Khách hàng theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết.
Tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không?
Tại Điều 13 của Nghị định Số: 134/2016/NĐ-CP ban hành ngày 01 tháng 09 năm 2016 có nêu rõ những trường hợp được miễn thuế hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định bao gồm:
– Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;
– Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;
– Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;
– Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể:
+ Bồn mềm lót trong Container để chứa hàng lỏng;
+ Container rỗng có hoặc không có móc treo;
+ Các phương tiện khác có thể sử dụng nhiều lần để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất.
Tuy nhiên, cần lưu ý Thông tư 181/2013/TT-BTC hướng dẫn nội dung Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 nên căn cứ các quy định nêu trên thì hiện nay, việc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất thực hiện theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và các văn bản hướng dẫn.
Theo đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình phải nộp thuế nhập khẩu và không thuộc các trường hợp hoàn thuế nhập khẩu theo quy định.
Điều kiện để được miễn thuế đối với hàng tạm nhập tái xuất
Để được miễn thuế với hàng hóa như chúng tôi vừa kể ở trên thì doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện về:
– Doanh nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập các loại hàng hóa phải được mô tả tại mục trên.
– Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế được miễn thuế phải đảm bảo không làm thay đổi hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa tạm nhập, tạm xuất và không tạo ra hàng hóa khác.
Trường hợp thay thế hàng hóa theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì hàng hóa thay thế phải đảm bảo về hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa được thay thế.
Lưu ý: Để được miễn thuế với các loại hàng hóa thì Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ hải quan theo quy định tại Luật hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời tùy từng trường hợp hàng hóa xin miễn thuế mà người thực hiện cần bổ sung những tài liệu khác nhau theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là một số chia sẻ của Đại Lý Thuế Gia Lộc về việc giải đáp thắc mắc Tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không? Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có điều gì chưa hiểu rõ hoặc có nhu cầu tư vấn các vấn đề thuế kỹ hơn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 1900.6557 để được trợ giúp.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc