Tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo có được Luật bảo hộ không?

Tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo có được Luật bảo hộ không?

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của AI là nhiều thắc mắc về việc bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
Mục lục bài viết[Ẩn]
  • 1.Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là gì?
  • 1.1 Trí tuệ nhân tạo là gì?
  • 1.2 Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là gì?
  • 2. Bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam thế nào?
  • 2.1 Về chủ thể Quyền
  • 2.2 Về tính sáng tạo
  • 2.3 Về thời hạn bảo hộ
  • 2.4 Các đề xuất về bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo
Mục lục

    1.Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là gì?

    1.1 Trí tuệ nhân tạo là gì?

    Trí tuệ nhân tạo hiểu đơn giản là một công nghệ mô phỏng trí tuệ và các hoạt động tư duy của con người. Đối với lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật, trí tuệ nhân tạo hoạt động dựa trên thuật toán học sâu (deep learning) để mô phỏng nơron, não bộ và các tư duy sáng tạo của con người.

    1.2 Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là gì?

    Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của các thuật toán có khả năng tạo ra các tác phẩm hình ảnh, âm thanh hoặc văn học… một cách tự động. Các hệ thống trí tuệ nhân tạo này có khả năng phân tích lượng lớn dữ liệu, nhận biết mẫu và tạo ra tác phẩm nghệ thuật mà có thể không thể định hình được thông qua cách thức sáng tạo của con người truyền thống.

    Từ tranh dựa trên thuật toán đến âm nhạc được tạo ra bởi AI, tiềm năng sáng tạo của AI là một thế giới đa dạng và hấp dẫn. Những công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo nhận chỉ dẫn của con người dưới dạng từ khóa để dựa vào đó tạo nên tác phẩm theo lượng kiến thức được cung cấp từ trước.

    Một số phần mềm sáng tạo tác phẩm sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể kể đến là:

    • Chat GPT: sử dụng cho các tác phẩm viết/văn học…
    • Stable defusion, Midjourney, DALL-E2 : sử dụng cho các tác phẩm hình ảnh, tranh vẽ
    Tác phẩm tranh A.I đã đạt giải của Jason Allen
    Tác phẩm tranh A.I đã đạt giải của Jason Allen (Ảnh minh họa)

    2. Bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam thế nào?

    Nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, việc sáng tạo nghệ thuật đã được lan rộng. Trí tuệ nhân tạo cho phép doanh nghiệp, cá nhân tạo ra nghệ thuật dễ dàng hơn.

    Hiện nay việc bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo chưa được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến một số vướng mắc thường gặp trong việc thiết lập quy định về bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam như sau:

    2.1 Về chủ thể Quyền

    Dựa trên Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, chủ thể Quyền tác giả phải là một cá nhân, tổ chức sáng tạo ra tác phẩm đó. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009, chủ thể của Quyền Sở hữu trí tuệ:

    2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

    6. Chủ thể Quyền Sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu Quyền Sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao Quyền Sở hữu trí tuệ.

    Như vậy, do trí tuệ nhân tạo không thể xếp vào “cá nhân”, “tổ chức”, vì nó là sản phẩm tạo ra bởi con người nên không phải là con người được sinh ra tự nhiên và không có quyền nhân thân, quyền tài sản được quy định theo Bộ Luật Dân sự 2015.

    Do đó, trí tuệ nhân tạo không thuộc đối tượng được quy định là chủ thể Quyền Sở hữu trí tuệ, Quyền tác giả.

    Không chỉ vậy, vì quá trình sản sinh ra tác phẩm trí tuệ nhân tạo mà không có can thiệp của con người nên vì thế để xác định chủ thể quyền cho tác phẩm trí tuệ nhân tạo là con người sẽ rất khó khăn.

    2.2 Về tính sáng tạo

    Quyền sở hữu công nghiệp thường yêu cầu các đối tượng phải do bản thân người có quyền sáng tạo ra hoặc sở hữu. Do đó, bảo hộ bản quyền thông thường yêu cầu một tác phẩm phải “sáng tạo.”

    Thế nhưng, việc trí tuệ nhân tạo sử dụng các thuật toán được quyết định trước để học và mô phỏng lại óc sáng tạo của con người đã đặt ra câu hỏi lớn trong việc quyết định tính sáng tạo trong tác phẩm văn học. Và hiện tại, tính sáng tạo của AI vẫn đang có rất nhiều ý kiến tranh cãi của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực.

    2.3 Về thời hạn bảo hộ

    Do trí tuệ nhân tạo không phải là đối tượng bảo vệ trong sở hữu trí tuệ nên việc xác định thời hạn bảo hộ sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, nếu xảy ra tác phẩm trí tuệ nhân tạo được công nhận bảo hộ thì cần phải có quy định rõ ràng về thời hạn mà không phụ thuộc vào tuổi thọ con người.

    2.4 Các đề xuất về bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo

    Biện pháp bảo vệ tác phẩm trí tuệ nhân tạo
    Đề xuất một số biện pháp bảo vệ tác phẩm trí tuệ nhân tạo (ảnh minh họa)

    Bởi hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam chưa có quy định về việc bảo hộ tác phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo trong trường hợp xây dựng các quy định về bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam thì cần phải quan tâm đến các vấn đề sau đây:

    • Bổ sung các định nghĩa rõ ràng cho các tác phẩm tạo ra bằng AI, tác giả và chủ sở hữu của các tác phẩm được tạo ra bởi AI.
    • Bổ sung thời hạn bảo hộ bản quyền cho các tác phẩm tạo ra bằng AI.
    • Thực hiện hệ thống đăng ký dành riêng cho các tác phẩm tạo ra bằng AI…

    Những đề xuất trên có thể tạo ra một khái niệm chính xác, minh bạch hơn về tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, qua đó giúp cá nhân và tổ chức có được công cụ hiệu quả hơn trong việc bảo vệ tác phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo.

    Trên đây là một số thông tin về bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Có thể thấy, sự gia tăng của nghệ thuật tạo ra bằng AI tại Việt Nam đặt ra một loạt thách thức đối với Luật Sở hữu trí tuệ.

    Khi AI tiếp tục phát triển, Việt Nam cần thích nghi hệ thống pháp luật để thúc đẩy sáng tạo trong khi bảo hộ quyền của người sáng tạo và duy trì sự cân bằng giữa công nghệ và Pháp luật. Nếu còn thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 0938.36.1919 của LuatVietnam để được tư vấn chi tiết.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *