Sửa đổi 05 Nghị định về Thuế và Tiền lương

Sửa đổi 05 Nghị định về Thuế và Tiền lương là một trong những nội dung được nhiều người hiện nay quan tâm.

Sửa đổi 05 Nghị định về Thuế và Tiền lương là một trong những nội dung được nhiều người hiện nay quan tâm.

Sửa đổi 05 Nghị định về Thuế và Tiền lương

Sửa đổi 05 Nghị định về Thuế và Tiền lương

Mục lục

    Sửa đổi 05 Nghị định về Thuế và Tiền lương

    Luathoangphi.vn xin điểm lại các Nghị định nổi bật nhất về Thuế và Tiền lương như: Sửa đổi Nghị định 204 về lương của cán bộ, công chức; sửa đổi 04 Nghị định về thuế; quy định mới về cấp thẻ đi lại của doanh nhân APEC; quy định mới về vốn tối thiểu kinh doanh dịch vụ hàng không.

    Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 8/2016

    Tổng hợp những Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ ngày 01/8/2016

    Những Thông tư nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2016

    Đây là một trong những thông tin pháp luật nổi bật nhất tuần qua về Thuế và Tiền lương (Cập nhật từ ngày 25 – 30/7/2016). Cụ thể như sau:

    1. Sửa đổi Nghị định 204 về lương của cán bộ, công chức

    Từ ngày 15/9/2016, Nghị định 117/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang bắt đầu có hiệu lực.

    Theo đó, có một số nội dung mới như sau:

    • Nâng mức lương cao nhất của người làm công tác cơ yếu lên bằng mức lương của cấp bậc quân hàm Trung tướng (quy định hiện hành tại Nghị định 204 là bằng với hàm Thiếu tướng).
    • Quy định về thời hạn xét nâng lương của cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm đối với cấp Tướng, cấp Tá và Đại úy là 04 năm; đối với Thượng úy là 03 năm.
    • Quy định hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với tổ chức sự nghiệp thuộc Cục thuộc Bộ vào Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm); cụ thể, Giám đốc (0,6), Phó Giám đốc (0,4), Trưởng phòng (0,3), Phó Trưởng phòng (0,2).

    2. Sửa đổi 04 Nghị định về thuế

    Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.

    Theo đó, Nghị định này sửa đổi, bổ sung 04 Nghị định về thuế, bao gồm:

    • Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng.
    • Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi.
    • Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi.
    • Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
    • Nghị định 100/2016/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 (Đối với Khoản 2 Điều 3 của Nghị định 100 có hiệu lực từ ngày 01/9/2016).

    3. Quy định mới về cấp thẻ đi lại của doanh nhân APEC

    Thông tư 28/2016/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC (thẻ ABTC) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/8/2016.

    Theo đó, việc cấp và quản lý thẻ ABTC được quy định như sau:

    • Thẻ ABTC cấp cho doanh nhân Việt Nam có thời hạn sử dụng 05 năm kể từ ngày cấp (Quy định hiện hành là 03 năm).
    • Trường hợp hộ chiếu của doanh nhân còn thời hạn dưới 05 năm thì thời hạn của thẻ mới được cấp bằng với thời hạn của hộ chiếu đó.
    • Doanh nhân đề nghị cấp mới, cấp lại thẻ ABTC có thể vào hệ thống điện tử của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh để nhập thông tin theo Mẫu X05 ban hành kèm theo Thông tư này.
    • Trường hợp doanh nhân thực hiện thủ tục qua hệ thống điện tử nêu trên thì có thể nộp lệ phí trực tuyến qua tài khoản của Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

    4. Quy định mới về vốn tối thiểu kinh doanh dịch vụ hàng không

    Nghị định 92/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2016) không quy định về vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay với những dịch vụ sau:

    • Dịch vụ khai thác khu bay;
    • Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất;
    • Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không;
    • Dịch vụ sữa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không;
    • Dịch vụ kỹ thuật hàng không;
    • Dịch vụ đảm bảo an ninh hàng không.

    Ngoài ra, đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, dịch vụ xăng dầu hàng không, dịch vụ phục vụ thương mại kỹ thuật mặt đất, dịch vụ khai thác khu bay thì tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được vượt quá 30% vốn điều lệ.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *