So sánh cá nhân cư trú và không cư trú

Để có thêm thông tin về So sánh cá nhân cư trú và không cư trú, Quý độc giả đừng bỏ qua nội dung bài viết này của chúng tôi.

Để có thêm thông tin về So sánh cá nhân cư trú và không cư trú, Quý độc giả đừng bỏ qua nội dung bài viết này của chúng tôi.

So sánh cá nhân cư trú và không cư trú

Về cơ bản, cả cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú đều là các đối tượng phải chịu thuế Thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Thuế Thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành khi có phát sinh thu nhập chịu thuế tại Việt Nam.

Khái niệm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú không còn quá xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được những điều kiện, yêu cầu để được xem là một cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú.

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: So sánh cá nhân cư trú và không cư trú.

Mục lục

    So sánh cá nhân cư trú và không cư trú

    Thứ nhất: Điểm giống nhau của cá nhân cư trú và không cư trú

    Về cơ bản, cả cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú đều là các đối tượng phải chịu thuế Thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Thuế Thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành khi có phát sinh thu nhập chịu thuế tại Việt Nam.

    Thứ hai: Điểm khác nhau của cá nhân cư trú và không cư trú

    Cá nhân cu trú là người đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:

    – Có mặt tại Việt Nam 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

    Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lẫnh thổ Việt Nam.

    – Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

    + Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú.

    Đối với công dân Việt Nam: Nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sonh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

    Đối với người nước ngoài: Noi thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

    + Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể sau:

    Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1 Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.

    Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà tọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan… Không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

    Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

    Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú,

    Do đó, cá nhân không cư trú là cá nhân không đáp ứng một trong các điều kiện kể trên. Việc so sánh cá nhân cư trú và không cư trúrất dễ dang nhận biết và không có sự khó hiểu hay khúc mắc liên quan tới vấn đề này.

    Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú

    Căn cứ Luật Thuế Thu nhập cá nhân, đối tượng nộp thuế gồm:

    – Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

    – Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

    Do vậy, cá nhân không cư trú nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam vẫn phải nộp thuế Thu nhập cá nhân tại Việt Nam.

    Công thức tính thuế đối với trường hợp trên như sau:

    Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế Thu nhập cá nhân.

    Trong đó:

    – Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định như doanh thu làm căn cứ tính thuế từ hoạt động kinh doanh của cá nhân cư trú.

    – Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:

    + 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa.

    + 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ.

    + 2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.

    – Trường hợp cá nhân không cư trú có doanh thu từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác nhau nhưng không tách riêng được doanh thu của từng lĩnh vực, ngành nghề thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo mức thuế suất cao nhất đối với lĩnh vực, nhành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.

    Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế

    – Là thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập hoặc thời điểm xuất hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh.

    – Là thời điểm tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trả thu nhập cho cá nhân không cư trú hoặc thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài đối với: thu nhập từ tiền công, tiền lương; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại; thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng.

    – Là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực đối với: thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

    Như vậy, so sánh cá nhân cư trú và không cư trú đã được chúng tôi phân tích chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân thích thêm một số nội dung khác liên quan tới vấn đề thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *