Sĩ quan quân đội về hưu có được thành lập công ty hay không?

Sĩ quan quân đội về hưu có được thành lập công ty hay không? nội dung bài viết của Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ giải đáp chi tiết hơn.

Sĩ quan quân đội về hưu có được thành lập công ty hay không? nội dung bài viết của Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ giải đáp chi tiết hơn.

Sĩ quan quân đội về hưu có được thành lập công ty hay không?

Sĩ quan quân đội về hưu không thuộc đối tượng không có quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 nên sĩ quan quân đội về hưu vẫn có thể thành lập công ty.

Hiện nay việc thành lập công ty ngày càng nhiều bởi nó mang lại nguồn thu nhập lớn cũng như tạo nên danh tiếng cho người thành lập và công ty.

Để thành lập công ty cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật, vậy Sĩ quan quân đội về hưu có được thành lập công ty hay không? Quý độc giả hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.

Mục lục

    Sĩ quan quân đội là gì?

    Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng. Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng nhận sĩ quan do Chính phủ quy định.

    Vậy sĩ quan quân đội về hưu có được thành lập công ty hay không? Nội dung dưới đây sẽ giúp quý độc giả tìm hiểu rõ hơn.

    Sĩ quan quân đội về hưu có được thành lập công ty hay không?

    Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

    Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

    1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

    c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

    d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

    e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

    Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

    g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

    Từ quy định trên thấy được rằng sĩ quan quân đội về hưu không thuộc đối tượng không có quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 nên sĩ quan quân đội về hưu vẫn có thể thành lập công ty.

    Sĩ quan quân đội có được góp vốn thành công ty không?

    Sĩ quan quân đội về hưu có được thành lập công ty hay không? đã được chúng tôi giải đáp ở nội dung trên, một trong những vấn đề cũng được nhiều người quan tâm hiện nay đó là sĩ quan quân đội có được góp vốn để thành lập công ty.

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

    Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

    3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

    Ngoài ra  theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định:

    Điều 20. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn

    2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

    e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.

    Mặt khác theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định:

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Người có chức vụ, quyền hạnlà người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

    b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

    Từ những phân tích trên thấy được rằng sĩ quan quân đội không được góp vốn thành lập công ty theo quy định của pháp luật.

    Sĩ quan quân đội cố tính góp vốn thành lập công ty bị phạt bao nhiêu tiền?

    Sĩ quan quân đội thuộc đối tượng không được không được góp vốn thành lập công ty, nếu cố tình góp vốn thành lập công ty sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

    Theo quy định tại Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định.

    2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật;

    b) Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.

    3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;

    b) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.

    4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;

    b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.

    Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc thay đổi thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

    b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

    c) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

    Căn cứ theo quy định trên thấy được rằn nếu sĩ quan quân đội cố tình góp vốn thành lập công ty sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như đã nêu ở trên.

    Tại sao sĩ quan quân đội không được thành lập công ty?

    Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện nay thì sĩ quan quân đội không được quyền thành lập doanh nghiệp nhằm tránh việc các chủ thể này biến việc kinh doanh thành công cụ để có thực hiện việc lạm quyền và tham nhũng.

    Bởi vì sĩ quan quan đội là người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan Nhà nước và là người nắm giữ những chức trách, nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước.
    Nếu pháp luật không quy định như vây rất có thể trong các hoạt động kinh doanh họ đan xen với việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong cơ quan nhà nước, xao nhãng nhiệm vụ, tư lợi cá nhân, thậm chí có thể vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

    Trên đây là những giải đáp của Đại Lý Thuế Gia Lộc về vấn đề Sĩ quan quân đội về hưu có được thành lập công ty hay không? để quý độc giả tham khảo khi có nhu cầu thành lập công ty hoặc góp vốn thành lập công ty.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *