Bài viết “Sau khi thành lập hộ kinh doanh cần làm những gì?” được Thuế Gia Lộc chia sẽ lại cho cộng đồng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ với trực tiếp số điện trong bài viết nha. Rất mong nhận sự ủng hộ dịch vụ của quý khách thông qua website này.

Sau khi thành lập hộ kinh doanh cần làm những gì? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, giải đáp trong bài viết này.

Số hotline dành cho doanh nghiệp / cửa hàng kinh doanh tại Việt Nam:

Sau khi thành lập hộ kinh doanh cần làm những gì?

Sau khi thành lập hộ kinh doanh cần làm những gì? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, giải đáp trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua nhé!

Mục lục

    Ai có thể thành lập hộ kinh doanh?

    Hộ kinh doanh là tổ chức kinh tế do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

    Theo khoản 1 Điều 80 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp thì:

    Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

    – Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

    – Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

    – Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

    Các bước thành lập hộ kinh doanh

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

    Theo quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cụ thể như sau:

    – Đơn (giấy đề nghị) đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể (theo mẫu);

    – Hợp đồng thuê địa điểm đăng ký hộ kinh doanh (bản sao);

    – Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh: Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của thành viên hộ kinh doanh (bản sao chứng thực)

    – Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

    – Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

    – Giấy ủy quyền cho cá nhân tiến hành thủ tục thành lập hộ kinh doanh;

    Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh

    Quý vị nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện – Phòng Tài chính kế hoạch thuộc UBND huyện.

    Bước 3: Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ, nhận kết quả

    Chuyên viên xử lý hồ sơ, trình lãnh đạo phòng ký chuyển lãnh đạo UBND cấp huyện ký và chuyển Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả để trả cho hộ kinh doanh.

    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

    Đại diện hộ kinh doanh sẽ nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký, đăng ký kê khai thuế với cơ quan thuế và đi vào hoạt động kinh doanh.

    Các công việc cần làm sau khi thành lập hộ kinh doanh

    Sau khi thành lập hộ kinh doanh, chủ hộ cần thực hiện một số công việc quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và hiệu quả. Dưới đây là những việc cần làm:

    Thứ nhất: Đăng ký thuế và kê khai thuế

    – Hộ kinh doanh cần đăng ký thuế tại Chi cục Thuế quản lý trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

    – Kê khai và nộp thuế môn bài hàng năm (mức thuế phụ thuộc vào doanh thu dự kiến).

    – Kê khai thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nếu thuộc diện phải nộp.

    Thứ hai: Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký chữ ký số (nếu cần)

    – Mở tài khoản ngân hàng riêng cho hộ kinh doanh để dễ dàng giao dịch tài chính.

    – Đăng ký chữ ký số để kê khai và nộp thuế điện tử (tùy theo quy định tại từng địa phương).

    Thứ ba: Lập và lưu trữ hóa đơn, chứng từ kế toán

    – Hộ kinh doanh có thể sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế nếu có nhu cầu.

    – Ghi chép đầy đủ doanh thu, chi phí để phục vụ việc kê khai thuế và kiểm soát tài chính.

    Thứ tư: Đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm (nếu kinh doanh ngành nghề liên quan)

    – Nếu hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực ăn uống, thực phẩm, cần xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

    – Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình kinh doanh.

    Thứ năm: Đăng ký lao động và đóng bảo hiểm xã hội (nếu có thuê nhân công)

    – Nếu hộ kinh doanh có sử dụng lao động, cần ký hợp đồng lao động theo quy định.

    – Đăng ký lao động với cơ quan quản lý lao động địa phương.

    – Thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động nếu đáp ứng điều kiện bắt buộc.

    Thứ sáu: Thực hiện các nghĩa vụ về môi trường, phòng cháy chữa cháy (nếu có yêu cầu)

    – Nếu hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, cần thực hiện cam kết bảo vệ môi trường.

    – Thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy theo quy định đối với ngành nghề kinh doanh có rủi ro cháy nổ.

    Thứ bảy: Tuân thủ các quy định về biển hiệu và giấy phép kinh doanh bổ sung (nếu có)

    – Treo biển hiệu hộ kinh doanh theo quy định, đảm bảo đầy đủ thông tin như tên hộ kinh doanh, địa chỉ, mã số thuế.

    – Nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện, cần xin giấy phép con theo quy định (ví dụ: giấy phép bán lẻ rượu, giấy phép kinh doanh karaoke, v.v.).

    Thứ tám: Duy trì hoạt động và tuân thủ các quy định pháp luật

    – Hộ kinh doanh cần duy trì hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký.

    – Nếu có thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh như địa chỉ, ngành nghề, chủ hộ kinh doanh cần thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

    – Thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật mới liên quan đến hoạt động kinh doanh để tránh vi phạm.

    Trên đây là những công việc quan trọng cần thực hiện sau khi thành lập hộ kinh doanh. Việc tuân thủ đầy đủ các quy định sẽ giúp hộ kinh doanh hoạt động hiệu quả và tránh các rủi ro pháp lý. Trường hợp có những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết hoặc có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh trọn gói, vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ kịp thời, chính xác.

    Liên hệ tư vấn 

    Chuyên viên Trần Vương 0906.657.659 

    Email [email protected]

    Chúc bạn thành công!

    Nguồn: Luật Hoàng Phi

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!