Rủi ro pháp lý và cách phòng tránh trong tổ chức, hoạt động của hợp tác xã

Rủi ro pháp lý và cách phòng tránh trong tổ chức, hoạt động của hợp tác xã như thế nào? Quý vị hãy cùng tham khảo ở nội dung bài viết này.

Rủi ro pháp lý và cách phòng tránh trong tổ chức, hoạt động của hợp tác xã như thế nào? Quý vị hãy cùng tham khảo ở nội dung bài viết này.

Rủi ro pháp lý và cách phòng tránh trong tổ chức, hoạt động của hợp tác xã

Rủi ro pháp lý và cách phòng tránh trong tổ chức, hoạt động của hợp tác xã như thế nào? Quý vị hãy cùng tham khảo ở nội dung bài viết này.

Mục lục

    Các rủi ro pháp lý trong tổ chức và hoạt động của hợp tác xã

    Rủi ro pháp lý trong tổ chức và hoạt động của hợp tác xãcó nguy cơ xảy ra nhiều vì tính chất đặc thù của hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp do nhận thức về quản lý của người thành viên hợp tác xã, người quản lý điều hành hợp tác xã hạn chế hơn so với thành viên và người quản lý công ty; thành viên hợp tác xã là những người dân ít vốn thậm chí có thể chưa am hiểu về kinh doanh và chủ yếu đóng góp công sức cho sự phát triển của hợp tác xã.

    Vì vậy các khái niệm, kinh nghiệm tổ chức quản lý hợp tác xã còn mới mẻ, xa lạ với thành viên hợp tác xã. Các rủi ro pháp lý trong tổ chức và hoạt động của hợp tác xã bao gồm những rủi ro chủ yếu sau: 

    Một là: Rủi ro phát sinh từ quan hệ giữa các chủ sở hữu – thành viên hợp tác xã với nhóm thành viên Hội đồng quản trị – những người quản lý điều hành hợp tác xã. 

    Hợp tác xã là tổ chức kinh tế của nhiều chủ sở hữu. Hợp tác xã khác với công ty cổ phần về nguyên tắc tổ chức quản lý. Tổ chức quản lý công ty cổ phần khuyến khích sự tách biệt giữa quyền sở hữu doanh nghiệp của các cổ động và quyền quản lý doanh nghiệp của các thành viên Hội đồng quản trị được thuê hoặc thành viên độc lập Hội đồng quản trị. Khác với công ty cổ phần, thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã phải là thành viên – chủ sở hữu hợp tác xã.

     Tuy nhiên, vì lợi ích của nhóm nhỏ thành viên Hội đồng quản trị (tối thiểu là 03 và tối đa là 15 thành viên, Điều lệ Hợp tác xã quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị) mà thành viên Hội đồng quản trị có thể không tuân thủ quyết định của Đại hội thành viên; thành viên Hội đồng quản trị vượt quá quyền hạn của mình, thành viên Hội đồng quản trị xâm phạm đến lợi ích của chủ sở hữu và doanh nghiệp; 

    Hai là: Rủi ro phát sinh từ quan hệ giữa người quản lý với người điều hành hợp tác xã với nhau; giữa người điều hành hợp tác xã với các thành viên hợp tác xã 

    Trong tổ chức hoạt động, hợp tác xã có thể thuê Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người điều hành hợp tác xã. Sẽ có thể phát sinh những rủi ro từ việc không phân công rõ hoặc thực hiện không đúng thẩm quyền ký kết hợp đồng; thẩm quyền ban hành các quyết định tổ chức quản lý hợp tác xã. 

    Ba là: Rủi ro phát sinh giữa Giám đốc (Tổng Giám đốc) – người điều hành hợp tác xã với các thành viên hợp tác xã 

    Giám đốc (Tổng Giám đốc) không bắt buộc phải là thành viên hợp tác xã sẽ có thể lợi dụng vị trí của mình ban hành các quyết định điều hành hoạt động của hợp tác xã để trục lợi cho mình và gây thiệt hại đến lợi ích của chủ sở hữu hợp tác xã. 

    Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý trong tổ chức và hoạt động của hợp tác xã 

    Các biện pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý trong tổ chức và hoạt động của hợp tác xã gồm: 

    Thứ nhất: Tuân thủ các quy định pháp luật về tổ chức quản lý hợp tác xã 

    Thứ hai: Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý hoặc đề nghị sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền 

    Thứ ba: Thành lập bộ phận pháp chế của hợp tác xã 

    Ba biện pháp trên có nội dung tương tự giống tiểu mục 2 phần VI chương 3: Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân. 

    Thứ tư: Xây dựng chính sách và tổ chức quản lý rủi ro nội bộ đối với các bộ phận quản lý trong hợp tác xã; điều phối các hoạt động chức năng khác nhau có liên quan đến vấn đề quản lý rủi ro trong hợp tác xã. Cụ thể: 

    – Phân chia rõ ràng, cụ thể quyền lực và trách nhiệm trong quản lý và các hoạt động quản lý, điều hành, kiểm soát tổ chức, hoạt động của hợp tác xã 

    Điều lệ hợp tác xã phải xác định những quyền hạn thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên với Hội đồng quản trị; giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị với Giám đốc (Tổng Giám đốc) hợp tác xã.

     Về nguyên tắc, nếu pháp luật quy định “cứng” thì Điều lệ Hợp tác xã không được quy định trái với pháp luật. Trong trường hợp pháp luật có cụm từ như “trừ trường hợp Điều lệ quy định khác” hoặc “nếu Điều lệ không quy định khác” hoặc theo quy định của Điều lệ” thì Điều lệ doanh nghiệp phải cụ thể hóa quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể trong tổ chức hoạt động giữa Đại hội thành viên với Hội đồng quản trị; giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị với Giám đốc (Tổng Giám đốc) hợp tác xã. Ví dụ: khoản 15 Điều 32; khoản 10 Điều 36 Luật Hợp tác xã 2012. 

    Việc phân chia trách nhiệm rõ ràng sẽ bảo đảm hoạt động phòng ngừa rủi ro trong tổ chức và hoạt động của hợp tác xã được thực hiện thông suốt, không bị chồng chéo, bỏ sót; gắn được trách nhiệm cá nhân với kết quả, hiệu quả của hoạt động phòng ngừa rủi ro trong tổ chức và hoạt động của hợp tác xã. 

    – Tách bạch tư cách thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát của Hợp tác xã đúng quy định của pháp luật để đảm bảo sự khách quan trong hoạt động giám sát công việc quản lý, điều hành của thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc Tổng Giám đốc) hợp tác xã. 

    – Xác định rõ phạm vi “ủy quyền điều hành hợp tác xã cho Giám đốc (Tổng Giám đốc) hợp tác xã. 

    Phòng ngừa rủi ro trong tổ chức và hoạt động của một tổ chức nói chung và hợp tác xã nói riêng chỉ có thể thực hiện được tốt khi trách nhiệm, quyền lực trong quản lý phải được xác định rõ ràng cá nhân có liên quan, bao gồm cả việc ủy quyền điều hành tổ chức, hợp tác xã đó.

    – Điều lệ hợp tác xã phải quy định cụ thể về quyền lợi của chủ sở hữu hợp tác xã trong việc thực hiện quyền tham gia vào Đại hội thành viên khi hợp tác xã tổ chức Đại hội đại biểu thành viên. Ví dụ: xác định các tiêu chí của đại biểu tham dự Đại hội đại biểu thành viên. 

    – Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi của Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) hợp tác xã. Luật Doanh nghiệp có các quy định để kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi của người quản lý, điều hành các công ty. Ngoài quy định của pháp luật thì Điều lệ công ty cũng là một công cụ pháp lý hữu hiệu để kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty. Đó là những giao dịch bán tài sản có giá trị lớn của công ty hoặc ký kết các hợp đồng với những chủ thể “có liên quan” (được liệt kê cụ thể tại Luật Doanh nghiệp) với công ty, người quản lý công ty. 

    ->>>>>> Tham khảo thêm: Thành lập doanh nghiệp

    Hợp tác xã không có bản chất đối vốn như công ty; tỷ lệ góp vốn, nguyên tắc quản lý dân chủ bình đẳng khác với công ty nên quy định về kiểm soát rủi ro trong tổ chức quản lý hợp tác xã có thể khác với quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, thiết nghĩ bất kỳ một hoạt động kinh doanh có tổ chức và có sự tham gia của nhiều thành viên cũng đều cần thiết phải có quy định kiểm soát ngăn ngừa khả năng tư lợi của những người quản lý, điều hành tổ chức đó, tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”. Vì vậy, khi Luật Hợp tác xã chưa có quy định cụ thể về phòng ngừa nguy cơ tư lợi trong tổ chức hoạt động hợp tác xã của những quản lý công ty thì chính Điều lệ hợp tác xã phải dự liệu quy định kiểm soát đó.

    Thứ năm: Xây dựng văn hóa nhận thức về rủi ro trong hợp tác xã trong đó có đào tạo về quản lý rủi ro trong hợp tác xã 

    Đặc thù thành viên hợp tác xã vừa chính là chủ sở hữu vừa là người lao động của hợp tác xã với trình độ kinh nghiệm về quản lý hạn chế thì công tác tuyên truyền nhận thức phòng ngừa rủi ro trong tổ chức quản lý là cần thiết. 

    Bên cạnh đó, hợp tác xã phải nâng cao trình độ thành viên hợp tác xã; hàng năm cần tiến hành đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của hợp tác xã. Tiếp theo đó, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho từng đối tượng cụ thể; xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kế cận… 

    Ý nghĩa của việc phòng ngừa rủi ro pháp lý trong tổ chức và hoạt động của hợp tác xã nhằm đảm bảo tính hợp pháp trong hoạt động kinh doanh; đảm bảo lợi ích, hiệu quả kinh tế và hạn chế những tranh chấp kinh doanh của hợp tác xã. 

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *