Quy Định Về Đăng Ký Website Thương Mại Điện Tử
Những quy định về đăng ký website thương mại điện tử không phải cá nhân, tổ chức nào cũng hiểu rõ. Do đó, Đại Lý Thuế Gia Lộc đã biên soạn bài viết này.
Quy Định Về Đăng Ký Website Thương Mại Điện Tử
Hiện nay, có một số văn bản pháp luật quy định về đăng ký website thương mại điện tử như: Luật Giao dịch điện tử năm 2005; Nghị định 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 05 năm 2013 về thương mại điện tử; Thông tư 47/2014/TT-BTC ban hành ngày 05 tháng 12 năm 2014 về quản lý website thương mại điện tử; Nghị định 185/2013/NĐ-CP…
Bất cứ lĩnh vực đời sống xã hội nào cũng được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật. Từ đó, pháp luật sinh ra để định hướng hành vi của con người. Các quy định bao giờ cũng có nội dung về quyền và nghĩa vụ. Đối với quyền, công dân được lựa chọn thực hiện hoặc không. Còn đối với nghĩa vụ, buộc công dân phải thực hiện.
Trên cơ sở nguyên tắc chung đó, pháp luật nước ta có quy định thương nhân muốn kinh doanh dịch vụ, hàng hóa trên website thương mại điện tử buộc phải làm thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử).
Bài viết của Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ tư vấn cho khách hàng những quy định về đăng ký website thương mại điện tử.
Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?
Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử
1. Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:
a) Tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới;
b) Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
c) Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
d) Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký hoặc chưa được cấp phép theo các quy định của Nghị định này;
đ) Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;
e) Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký hoặc xin cấp phép các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.
2. Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử:
a) Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;
b) Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;
c) Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
d) Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.
3. Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử:
a) Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;
b) Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;
c) Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.
4. Các vi phạm khác:
a) Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.
Pháp luật quy định như thế nào về đăng ký website thương mại điện tử?
Trước tiên, ta cần hiểu website thương mại điện tử là gì theo thuật ngữ pháp lý? Và muốn thực hiện thủ tục đăng ký website, thương nhân cần chú ý những điểm gì? Không đăng ký có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Làm thế nào để đăng ký website thương mại điện tử theo đúng quy định của pháp luật?
Hiện nay có một số văn bản pháp luật quy định về đăng ký website thương mại điện tử như: Luật Giao dịch điện tử năm 2005; Nghị định 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 05 năm 2013 về thương mại điện tử; Thông tư 47/2014/TT-BTC ban hành ngày 05 tháng 12 năm 2014 về quản lý website thương mại điện tử; Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính rong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Căn cứ theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP ta có thể định nghĩa thuật ngữ websie thương mại điện tử như sau:
“Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.”
Thiết lập website thương mại điện tử nhưng không đăng ký có được không?
Trường hợp cá nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử mà không đăng ký thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Mức phạt nếu không tuân thủ quy định về đăng ký website thương mại điện tử cụ thể như sau:
“3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký theo quy định…”
Biện pháp bổ sung kèm theo có thể bị áp dụng là đình chỉ hoạt động thương mại điện từ từ 06 đến 12 tháng.
Đối với các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử muốn nộp hồ sơ cần tuần thủ các quy định tại Thông tư 47/2014/TT-BTC cụ thể: Tuân thủ các quy định về hồ sơ đăng ký theo Điều 14 của Thông từ này và Điều 15 hỗ trợ về quy trình đăng ký.
Đại Lý Thuế Gia Lộc tư vấn quy định về đăng ký website thương mại điện tử
Thủ tục đăng ký website thương mại điện tử là thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điểm khó khăn của thủ tục này là khách hàng vừa phải thực hiện đăng ký online lại vừa phải nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước. Điều này sẽ vô cùng khó khăn cho quý doanh nghiệp. Nhưng mọi việc sẽ trở lên dễ dàng hơn khi khách hàng thực hiện dịch vụ đăng ký website thương mại điện tử do Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp.
Đại Lý Thuế Gia Lộc là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu, chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Đảm bảo ưu tiên triển khai công việc, thực hiện theo cam kết hợp đồng dịch vụ.
Đại Lý Thuế Gia Lộc có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện dịch vụ xin giấy phép website thương mại, từ đó chúng tôi sẽ xử lý công việc nhanh chóng. Hỗ trợ những phương án tối ưu khi phát sinh sự cố (nếu có).
Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý, tận tâm, tư vấn khách hàng, tối đa hóa lợi ích cho khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn quy định về đăng ký website thương mại điện tử qua các thông tin sau:
– Tổng đài tư vấn: 1900 6557
– Hotline hỗ trợ dịch vụ: 0981.378.999 – 0961.981.886
– Email: [email protected]
Tham khảo:
– Đăng ký mã vạch
– Công bố mỹ phẩm
– Đăng ký khuyến mại
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc