Quy Định Pháp Luật Về Quảng Cáo Thực Phẩm Chức Năng
Các quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng được đề cập ở khá nhiều văn bản, thông tư, nghị định, quyết định.
Quy Định Pháp Luật Về Quảng Cáo Thực Phẩm Chức Năng
Thông qua báo chí, internet, vô tuyến truyền hình… chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những hình ảnh, video quảng cáo về các sản phẩm thực phẩm chức năng với nhiều công dụng, tính năng rất hữu ích. Tuy nhiên, liệu nội dung quảng cáo đó có giống như kỳ vọng. Bao nhiêu phần trăm trong đó là chân thật?
Hiên nay, cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành quy định pháp luật để siết chặt hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng của doanh nghiệp. Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp chỉ được phép thực hiện quảng cáo khi có giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng do cơ quan quản lý nhà nước cấp.
Với lý do trên, dù muốn hay không đơn vị quảng cáo bắt buộc phải tìm hiểu kỹ lưỡng các quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng để đảm bảo hoạt động quảng cáo được thực hiện đúng quy định pháp luật.
>>>>> Tham khảo bài viết: Thủ tục xin giấy phép quảng cáo
Cơ sở pháp lý về quảng cáo thực phẩm chức năng
Hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Tuy nhiên những văn bản thường xuyên được áp dụng bao gồm:
– Luật Quảng cáo 2012;
– Luật an toàn thực phẩm 2010;
– Nghị định 181/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
– Nghị định 15/2018/NĐ – CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
– Thông tư 09/2015/TT-BYT Quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.
Như vậy, khi tổ chức, doanh nghiệp thực hiện thủ tục quảng cáo cần phải nghiên cứu kỹ những quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng trong các văn bản trên.
Quảng cáo là gì? Sản phẩm quảng cáo là gì?
Quảng cáo là gì?
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Sản phẩm quảng cáo là gì?
Sản phẩm quảng cáo bao gồm nội dung và hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự.
Quy định pháp luật về điều kiện chung để xác nhận nội dung quảng cáo
1. Nội dung quảng cáo phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo, không có hành vi bị cấm quy định tại Điều 8 của Luật quảng cáo.
2. Tiếng nói, chữ viết, hình ảnh trong quảng cáo phải bảo đảm ngắn gọn, thông dụng, đúng quy định tại Điều 18 của Luật quảng cáo. Cỡ chữ nhỏ nhất trong nội dung quảng cáo phải bảo đảm tỷ lệ đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ tương đương cỡ chữ Vntime hoặc Times New Roman 12 trên khổ giấy A4.
Quy định Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
Những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo theo quy định của Luật Quảng cáo bao gồm:
– Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
– Thuốc lá.
– Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
– Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
– Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
– Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
– Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
– Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Quy định Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
Cách hành vi sau đây sẽ bị cấm trong hoạt động quảng cáo:
– Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.
– Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
– Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
– Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
– Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
– Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
– Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
– Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
– Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
– Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
– Quảng cáo có sử dụng các từngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
– Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
– Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
– Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
– Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Một số quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng
Quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng có rất nhiều, nhưng chúng tôi sẽ khái quát lại một số quy định cơ bản mà doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý khi quảng cáo thực phẩm chức năng như sau:
Quy định về điều kiện quảng cáo thực phẩm chức năng
Để được quảng cáo thực phẩm chức năng doanh nghiệp phải có giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận
Quy định về nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng
Cũng giống như hoạt động quảng cáo mỹ phẩm, giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng chính là giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Do đó, việc xây dựng nội dung quảng cáo là đặc biệt quan trọng, nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng cần tuân thủ theo những quy định như sau:
– Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng trong bản công bố sản phẩm;
– Nội dung quảng cáo phải có những nội dung cơ bản bao gồm: tên thực phẩm; tên, địa chỉ của thương nhân đưa sản phẩm ra thị trường; tác dụng chính và tác dụng phụ của sản phẩm (nếu có);
– Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định (i) tên thực phẩm chức năng (ii) tác dụng chính/tác dụng phụ của thực phẩm.
– Nội dung quảng cáo không được sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc;
– Trong nội dung quảng cáo phải có khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo, nếu quảng cáo trên các phương tiện khác thì khuyến cáo phải được thể hiện bằng chữ viết rõ ràng, có màu tương phản với màu nền.
Quy định về hồ sơ quảng cáo thực phẩm chức năng
Hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng bao gồm những giấy tờ như sau:
– Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng;
– Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Nội dung quảng cáo: Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản in màu có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Quy định về thẩm quyền và thời hạn giải quyết thủ tục
Cục An toàn thực phẩm cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng; thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em;
Việc xin xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng do cơ quan cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết. Thời hạn giải quyết thủ tục khoảng 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Quy định về mức phạt trong trường hợp quảng cáo thực phẩm chức năng nhưng không có giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
Theo Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 15 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP) thì hành vi vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;
b) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung: Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm; khuyến cáo về nguy cơ, cảnh báo đối tượng không được sử dụng theo một trong các tài liệu quy định đối với thực phẩm chức năng; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
c) Quảng cáo trên các thiết bị điện tử tại nơi công cộng; phát tán hoặc thuyết trình tại hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu thực phẩm không đúng với hồ sơ công bố hợp quy hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc hồ sơ tự công bố sản phẩm hoặc hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm có phát tán hoặc thuyết trình các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung theo quy định.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, được sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;
b) Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh;
c) Quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng;
b) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 20 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Dịch vụ tư vấn quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng của Đại Lý Thuế Gia Lộc
Đại Lý Thuế Gia Lộc đơn vị thường xuyên cung cấp dịch vụ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm, quảng cáo thực phẩm chức năng cho các doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Phương châm làm việc của chúng tôi là tôn trọng quyền lựa chọn của khách hàng. Chúng tôi không chèo kéo, lừa dối để khách hàng kí kết hợp đồng. Khi khách hàng có băn khoăn, thắc mắc cần được hỗ trợ chúng tôi sẽ tư vấn đầy đủ những quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng mà không nhất thiết phải kí hợp đồng dịch vụ.
Không chỉ dừng lại ở việc tư vấn ban đầu, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho khách hàng toàn diện trong tất cả các bước của quá trình xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng bao gồm:
– Tư vấn về các quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng giúp khách hàng được giải đáp các thắc mắc về vấn đề này;
– Rà soát thông tin, giấy tờ, tài liệu có sẵn, hỗ trợ chỉnh sửa nội dung quảng cáo, soạn thảo hồ sơ;
– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, sửa hồ sơ (nếu cần thiết);
– Tiếp nhận và bàn giao kết quả nhanh chóng tới doanh nghiệp;
– Hỗ trợ các vấn đề pháp lý sau khi thực hiện thành công thủ tục.
Do đó, nếu Quý vị có bất kì thắc mắc nào liên quan đến quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng hoặc muốn được sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ đến các thông tin sau:
– Hotline hỗ trợ dịch vụ: 0981.378.999 – 0961.981.886
– Điện thoại: 024.628.528.39 (HN) – 028.73.090.686 (HCM)
– Email: [email protected]
Tham khảo dịch vụ:
– Thủ tục Công bố mỹ phẩm
– Đăng ký mã vạch
– Giấy phép mạng xã hội
– Giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc