Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử

Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử phải công bố công khai trên trang chủ của website.

Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử phải công bố công khai trên trang chủ của website.

Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử

Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử phải công bố công khai trên trang chủ của website.

Mục lục

    Chứng thực hợp đồng điện tử là gì?

    Khoản 15 Điều 3 của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP giải thích về chứng thực hợp đồng điện tử như sau:

    “Dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử là dịch vụ của bên thứ ba về lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn của chứng từ điện tử do các bên khởi tạo trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng”.

    Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử bao gồm những nội dung gì?

    Điều 20a Thông tư 47/2014/TT-BCT được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 01/2022/TT-BCT có quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử như sau:

    1 Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử phải công bố công khai trên trang chủ của website và bao gồm các nội dung sau:

    a) Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ;

    b) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ;

    c) Mô tả phương thức và quy trình thực hiện hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử;

    d) Giới hạn trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử;

    đ) Các quy định về an toàn thông tin, quản lý thông tin trong hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử;

    e) Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử;

    g) Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động.

    2 Khi có thay đổi về một trong các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử phải thông báo cho tất cả các đối tượng sử dụng dịch vụ ít nhất 05 ngày trước khi áp dụng những thay đổi đó.

    Theo quy định trên, có thể thấy quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử gồm 7 nội dung:

    – Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ;

    – Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ;

    – Mô tả phương thức và quy trình thực hiện hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử;

    – Giới hạn trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử;

    – Các quy định về an toàn thông tin, quản lý thông tin trong hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử;

    – Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử;

    – Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động.

    Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như thế nào?

    Hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được quy định tại Điều 14 Thông tư 47/2014/TT-BCT được sửa đổi bởi Điều 11 Thông tư 04/2016/TT-BCT bao gồm những giấy tờ sau:

    – Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

    – Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.

    – Đề án cung cấp dịch vụ:

    + Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến;

    + Cấu trúc, tính năng và các mục thông tin chủ yếu trên website cung cấp dịch vụ;

    + Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.

    – Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các nội dung sau:

    + Các nội dung quy định tại Điều 38 Nghị định 52/2013/NĐ-CP;

    + Cơ chế xử lý, thời hạn xử lý khi nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

    – Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó.

    – Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).

    Khi nào bị hủy bỏ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử?

    Căn cứ Điều 18 Thông tư 47/2014/TT-BCT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 21/2018/TT-BCT quy định thương nhân, tổ chức bị hủy bỏ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi:

    – Thực hiện các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử theo quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP;

    – Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định tại Điều 57 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và tiếp tục tái phạm sau khi đã được nhắc nhở;

    – Bị đình chỉ hoạt động thương mại điện tử theo quyết định xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    Trên đây là nội dung bài viết Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *