Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Nội dung bài viết sau sẽ chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến vấn đề Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ.
Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình tình hình phát triển và hoạt động cân đối các nguồn thu của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn khác.
Vốn là một nhân tố sản xuất quan trọng sống còn, quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Vốn càng lớn thì tiềm lực của doanh nghiệp càng lớn, nó tạo cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các quyết định đầu tư và tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mới.
Có hai khái niệm liên quan đến vốn thường được đề cập đó là vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ. Hai khái niệm này tuy gần gũi với nhau nhưng không hề đồng nhất, ngược lại chúng hoàn toàn khác biệt.
Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến vấn đề phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ.
Vốn chủ sở hữu là gì?
Không có một văn bản nào định nghĩa vốn chủ sở hữu, tuy nhiên trên thực tế có thể hiểu Vốn chủ sở hữu là loại vốn do chủ doanh nghiệp hoặc các thành viên trong công ty đưa vào cho công ty để phục vụ các hoạt động của công ty, đồng thời loại vốn này được ưu tiên thực hiện nghĩa vụ tài chính trước khi được chia đều cho chủ công ty. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình tình hình phát triển và hoạt động cân đối các nguồn thu của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn khác.
Những dạng thường gặp của vốn chủ sở hữu
Thông thường vốn chủ sở hữu thường tồn tại ở những dạng: Vốn góp, lợi nhuận kinh doanh, chênh lệch đánh giá tài sản, nguồn khác.
– Vốn góp được hiểu là số vốn thực tế của các thành viên chủ sở hữu hoặc cổ đông của công ty. Tài sản vốn góp có thể là tiền, vàng, các loại tài sản khác.
– Lợi nhuận kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng được các công ty đặt lên hàng đầu. Đây được coi là nguồn lợi giữa sự chênh lệch doanh thu và chi phí khác.
– Chênh lệch đánh giá tài sản. Đây là con số phản ánh sự chênh lệch do doanh nghiệp đánh giá tài sản cố định hay các loại tài sản khác vào bảng kế toán. Do đó, khi hoạch định vào bảng thống kê tài chính về vốn chủ sở hữu cần tiến hành đánh giá lại tài sản góp vốn từ các thành viên của công ty.
– Các nguồn khác: Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau hoặc các mô hình phát triển kinh doanh khác nhau mà các công ty có những cách huy động vốn khác nhau. Điều này góp phần phát triển phần vốn của chủ sở hữu.
>>>>> Tham khảo bài viết: Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty
Vốn điều lệ là gì?
Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký vốn điều lệ với cơ quan có thẩm quyền. Cùng với đó, Vốn điều lệ được công khai đối với công chúng.
Về cơ bản, ta có thể thấy vốn chủ sở hữu bao gồm vốn điều lệ hay vốn điều lệ là một phần của vốn chủ sở hữu, do đó vốn chủ sở hữu có quy mô lớn hơn vốn điều lệ.
Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Vốn chủ sở hữu thì qua quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ phát sinh những khoản lãi hoặc lỗ, ví dụ doanh nghiệp có lãi làm cho phần lãi giữ lại cao, điều này sẽ khiến cho nguồn vốn chủ sở hữu bị thay đổi trên thực tế.
Vốn điều lệ thì chỉ được ghi bằng con số và có tính chất đăng ký. Bởi theo quy định của pháp luật khi thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ với cơ quan có thẩm quyền và vốn điều lệ được công bố công khai. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật quy định vốn pháp định thì doanh nghiệp phải đăng kí vốn điều lệ trên phù hợp với vốn pháp định, ví dụ như lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng….
Vôn chủ sở hữu | Vốn điều lệ | |
Về chủ sở hữu vốn | Vốn chủ sở hữu có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu. | Vốn điều lệ thuộc sở hữu của các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. |
Về cơ chế hình thành | Vốn chủ sở hữu có thể hình thành từ ngân sách Nhà nước, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc từ những nguồn thu khác của doanh nghiệp | Vốn điều lệ được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. |
Nghĩa vụ nợ | Vốn chủ sở hữu có thể do Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. | Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập. Do đó, vốn điều lệ được coi là tài sản của công ty. Vì lẽ đó, khi doanh nghiệp phá sản thì vốn điều lệ có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ của doanh nghiệp. |
Về ý nghĩa | Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng, phản ánh số liệu và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu đại diện cho giá trị cổ phần của nhà đầu tư khi đầu tư vào một công ty. Sở hữu cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận vốn hoặc tăng giá cổ phiếu cũng như cổ tức cho các cổ đông. Đối với chủ sở hữu vốn trong công ty cổ phần cũng có thể cho các cổ đông quyền bỏ phiếu trong bất kỳ cuộc bầu cử nào của hội đồng quản trị. | Vốn điều lệ là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các nhà đầu tư, cá nhân tổ chức góp vốn. Vốn điều lệ là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn. |
Ngoài ra, vốn chủ sở hữu là đặc tính chuyên biệt của một số loại hình doanh nghiệp. Ví dụ như công ty nhà nước thì nhà nước sẽ là chủ sở hữu và phần vốn chủ sở hữu do nhà nước nắm giữ. Và vốn chủ ở hữu thì pháp luật không quy định mức tối thiểu là bao nhiêu. Còn đối với vốn điều lệ, được pháp luật quy định phải tương thích với vốn pháp định áp dụng đối với những ngành nghề mà pháp luật quy định như bảo hiểm, ngân hàng.
Mối liên hệ giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
– Vốn điều lệ tăng giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, thu lại nhiều lợi nhuận. Khi đó, một phần lợi nhuận sẽ được cộng vào và làm tăng vốn chủ sở hữu.
– Vốn điều lệ công ty lớn do nhiều thành viên cùng góp vốn và chịu trách nhiệm về tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp. Điều này sẽ có lợi trong việc giúp doanh nghiệp tạo sự uy tín đối với khách hàng, ổn định vốn chủ sở hữu, phát triển kinh doanh, hạn chế thua lỗ và các khoản nợ.
– Vốn chủ sở hữu chính là sự phản ánh năng lực và sự phát triển của công ty trong suốt quá trình hoạt động. Khi vốn chủ sở hữu tăng sẽ thu hút thêm các nhà đầu tư, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào góp vốn và mở rộng quy mô doanh nghiệp.
Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến vấn đề Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ , Bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 của Luật Hoàng Phi để được tư vấn trực tiếp.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc