Mức phạt lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải?

Qua bài viết này, Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ giúp Quý độc giả giải đáp được thắc mắc: Mức phạt lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải?

Qua bài viết này, Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ giúp Quý độc giả giải đáp được thắc mắc: Mức phạt lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải?

Mức phạt lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải?

Giấy phép kinh doanh vận tải là một trong những giấy phép theo quy định bắt buộc mà cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, kinh doanh vận tải bằng ô tô không thể thiếu trong quy trình quản lý giám sát giao thông ở nước ta.

Kinh doanh vận tải là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và cần có giấy phép kinh doanh vận tải. Trường hợp không tiến hành thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải mà các đơn vị vẫn hoạt động sẽ bị xử phạt về hành vi này.

Trong phạm vi bài viết này, Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ cung cấp các thông tin về mức phạt lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải để Quý khách hàng có thể nắm rõ hơn.

Mục lục

    Tại sao phải xin Giấy phép kinh doanh vận tải?

    Giấy phép kinh doanh vận tải là một trong những giấy phép theo quy định bắt buộc mà cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, kinh doanh vận tải bằng ô tô không thể thiếu trong quy trình quản lý giám sát giao thông ở nước ta.

    Các xe kinh doanh vận tải bắt buộc và phải luôn mang theo giấy phép vận tải khi di chuyển và tham gia các hoạt động vận tải. Nó giúp các cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng quản lý, giám sát thực hiện chức năng quản lý trật tự hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

    Ngoài ra, dựa vào việc kiểm tra giấy phép kinh doanh vận tải, các cơ quan chức năng có thể kiểm tra được các điều kiện khác như:

    + Kiểm tra được trọng lượng hàng hóa vận chuyển có phù hợp với khối lượng hàng hóa mà xe được phép vận chuyển hay không?

    + Kiểm tra được xe có đi đúng hành trình đã được đăng ký với cơ quan chức năng không?

    + Kiểm tra xe có vận chuyển hàng hóa đúng loại đã đăng ký không hay chở thêm các loại hàng hóa khác hoặc chở hàng lậu?

    Như vậy, cần thực hiện xin cấp giấy phép kinh doanh, nếu trường hợp các đơn vị kinh doanh không có giấy phép mà vẫn hoạt động thì sẽ áp dụng mức phạt lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định.

    Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải

    Các đơn vị kinh doanh vận tải cần đáp ứng các điều kiện về kinh doanh vận tải bằng ô tô, cụ thể theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

    Sau khi đã đáp ứng các điều kiện, cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải tại cơ quan đăng ký có thẩm quyền, thành phần hồ sơ bao gồm có:

    + Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định);

    + Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

    + Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

    + Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

    + Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);

    + Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi).

    Hồ sơ sẽ được nộp tại Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để được xem xét cấp Giấy phép kinh doanh vận tải.

    Mức phạt lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải

    Căn cứ theo quy định tại Điểm a, khoản 7, Điều 28 Nghị định 100/2019 NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, quy định cụ thể:

    Cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải , dịch vụ hỗ trợ vận tải, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định: Phạt tiền từ 7.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.

    Như vậy, trường hợp không có Giấy phép kinh doanh vận tải sẽ bị xử phạt với mức phạt như trên theo quy định.

    Trên đây là những thông tin liên quan đến Mức phạt lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn thêm thông tin pháp lý hoặc muốn sử dụng dịch vụ của Đại Lý Thuế Gia Lộc, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Tổng đài tư vấn pháp lý miễn phí 1900 6557.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *