Mức Phạt Hành Vi Quảng Cáo Không Có Giấy Phép Quảng Cáo Mới Nhất

Mức Phạt Hành Vi Quảng Cáo Không Có Giấy Phép Quảng Cáo được pháp luật quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có ngay câu trả lời.

Mức Phạt Hành Vi Quảng Cáo Không Có Giấy Phép Quảng Cáo được pháp luật quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có ngay câu trả lời.

Mức Phạt Hành Vi Quảng Cáo Không Có Giấy Phép Quảng Cáo Mới Nhất

Mức Phạt Hành Vi Quảng Cáo Không Có Giấy Phép Quảng Cáo được pháp luật quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có ngay câu trả lời.

 Thủ tục xin giấy phép quảng cáo là bắt buộc đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải xin phép trước khi tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá (quy định tại Luật Quảng cáo). Bởi vì đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp, do đó nếu doanh nghiệp quảng cáo nhưng không có giấy phép hoặc quảng cáo nội dung khác với giấy phép đã được cấp thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, hơn nữa mức phạt mà doanh nghiệp phải đối mặt là không hề nhỏ.

Để giúp các tổ chức, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chế tài khi quảng cáo mà không xin phép, bài viết này của Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ giới thiệu các mức phạt không có giấy phép quảng cáo.

Mục lục

    Tại sao phải xin giấy phép quảng cáo?

    Doanh nghiệp cần phải xin giấy phép quảng cáo bởi vì những lý do như sau:

    – Đối với cơ quan nhà nước: Việc xin giấy phép quảng cáo là cơ sở để quản lý hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải quảng cáo tuân thủ pháp luật mới được cấp phép. Đồng thời còn phục vụ cho công tác thanh tra, hậu kiểm cũng như xử phạt nếu doanh nghiệp vi phạm.

    – Đối với người tiêu dùng: Việc xin giấy phép quảng cáo của doanh nghiệp là cơ sở để người tiêu dùng xác nhận nội dung quảng cáo đã được phê duyệt, không trái pháp luật không xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng. Từ đó giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp.

    – Đối với doanh nghiệp: Việc xin giấy phép quảng cáo là trách nhiệm của doanh nghiệp. Có giấy phép sẽ đảm bảo nội dung quảng cáo đúng quy định, được người tiêu dùng tin tưởng. Ngoài ra, xin giấy phép quảng cáo và thực hiện đúng các quy định về quảng cáo giúp doanh nghiệp không phải chịu các chế tài xử phạt do quảng cáo không phép.

    mức phạt không có giấy phép quảng cáo

    Mức phạt không có giấy phép quảng cáo như thế nào?

    Hiện nay, các vấn đề liên quan đến mức phạt không có giấy phép quảng cáo được quy định chi tiết và cụ thể tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Quảng cáo có nhiều nhóm hành vi vi phạm khác nhau như: vi phạm các quy định chung về quảng cáo; vi phạm về quảng cáo trên các loại phương tiện khác nhau; vi phạm về quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

    Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến một số mức phạt không có giấy phép quảng cáo thường gặp của doanh nghiệp như sau:

    Hành vi vi phạm các quy định về điều kiện quảng cáo

    – Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Không có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo quy định khi quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm b Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 70 Nghị định 158/2013/NĐ-CP;

    b) Không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định khi quảng cáo tài sản.

    –  Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo

    Hành vi không xin giấy phép quảng cáo (xác nhận nội dung quảng cáo) đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt

    – Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định

    –  Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo

    Ngoài những quy định xử phạt chung như trên, pháp luật còn quy định về mức xử phạt không có giấy phép quảng cáo trong nhiều nhiều trường hợp cụ thể. Tổ chức, doanh nghiệp muốn tìm hiểu chi tiết có thể xem tại Điều 68 đến Điều 78 Nghị định 159/2013NĐ-CP, một số điều khoản đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP. Hoặc mọi người cũng có thể liên hệ Đại Lý Thuế Gia Lộc để được tư vấn chi tiết về mức xử phạt không có giấy phép quảng cáp.

    Mức xử phạt hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng

    – Mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng nội dung khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” khi quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình.

    – Mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi, quảng cáo thiếu một trong các nội dung: tác dụng chính và tác dụng phụ; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;

    – Mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm;

    – Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    + Phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật;

    + Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.

    – Biện pháp khắc phục hậu quả:

    + Buộc thu hồi tài liệu, ấn phẩm đã phát hành đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

    + Buộc tiêu hủy tài liệu, ấn phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

    + Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

    + Buộc cải chính thông tin đối với vi phạm quy định tại khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này.

    Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng;

    b) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 20 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.

    Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;

    b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;

    c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này.

    Mức xử phạt vi phạm về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo

    Căn cứ Điều 42 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo:

    “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

    b) Không ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Quảng cáo vượt diện tích quy định của bảng quảng cáo, băng-rôn tại vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

    b) Không tự tháo dỡ băng-rôn đã hết hạn ghi trong thông báo; không tự tháo dỡ bảng quảng cáo, băng-rôn rách, nát, mất mỹ quan.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Đặt biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không đúng vị trí quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị – xã hội;

    b) Thể hiện lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa vượt quá diện tích theo quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị – xã hội;

    c) Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn không tuân theo quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chăng ngang qua đường giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng;

    d) Sửa đổi làm sai lệch nội dung quảng cáo đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    đ) Thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo.

    4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo sau đây:

    a) Sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời;

    b) Không thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc bổ sung tên, địa chỉ của người thực hiện quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

    b) Buộc tháo dỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều này.”

    Đại Lý Thuế Gia Lộc có cung cấp dịch vụ xin giấy phép quảng cáo không?

    Nếu không có giấy phép mà vẫn tiến hành quảng cáo, tổ chức, doanh nghiệp sẽ phải chịu các mức phạt không hề nhỏ, ngoài ra còn phải gỡ bỏ nội dung quảng cáo. Do đó, để đảm bảo quảng cáo một cách hợp pháp và không bị xử phạt doanh nghiệp của bạn cần nhanh chóng hoàn tất thủ tục xin giấy phép quảng cáo để có thể đưa sản phẩm của mình lên các phương tiện, truyền thông đại chúng.

    Việc thực hiện thủ tục xin giấy phép có thể sẽ khó khăn và tốn kém thời gian công sức. Do đó nếu có vướng mắc bạn có thể liên hệ đến Đại Lý Thuế Gia Lộc, chúng tôi không chỉ tư vấn hướng dẫn mức phạt không có giấy phép quảng cáo mà còn cung cấp dịch vụ xin giấy phép với nhiều ưu đãi. Nếu quan tâm, tổ chức, doanh nghiệp hãy liên hệ theo các thông tin sau:

    – Hotline hỗ trợ dịch vụ: 0981.378.999 – 0961.981.886

    – Điện thoại: 024.628.528.39 (HN) – 028.73.090.686 (HCM)

    – Email: [email protected]

    – Website: https://luathoangphi.vn

    Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Giấy phép Doanh nghiệp

    • Dự án Giấy phépDự án Giấy phép
    • Dịch vụ Giấy phépDịch vụ Giấy phép
    • Profile Đại Lý Thuế Gia LộcProfile Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *