Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ khi khuyến mại?
Nội dung bài viết này chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi: Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là bao nhiêu?
Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ khi khuyến mại?
Nội dung bài viết này chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi: Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là bao nhiêu?
Khuyến mại là hoạt động của người bán nhằm thúc đẩy khách hàng tăng cường việc mua sắm, sử dụng hàng hoá, dịch vụ của người bán bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại như thế nào?
Các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật
Căn cứ theo quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005 và Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, các hình thức khuyến mại bao gồm:
– Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền;
– Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền;
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo (khuyến mại bằng hình thức giảm giá);
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ;
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (hoặc các hình thức tổ chức thi và trao thưởng khác tương đương);
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (chương trình khuyến mại mang tính may rủi);
– Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác;
– Khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà quá trình thực hiện có sử dụng internet, phương tiện, thiết bị điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin.
Các nguyên tắc khi thực hiện khuyến mại
Khi thực hiện đăng ký chương trình khuyến mại cần thực hiện theo các nguyên tắc sau đây theo quy định tại Điều 3 Nghị định 81/2018/NĐ-CP
1. Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.
2. Thương nhân thực hiện Chương trình khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết các khiếu nại (nếu có) liên quan đến chương trình khuyến mại.
3. Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
4. Việc thực hiện khuyến mại phải đảm bảo:
a) Không đưa ra điều kiện để khách hàng được hưởng khuyến mại là phải từ bỏ, từ chối hoặc đổi hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức khác;
b) Không có sự so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.
5. Không được sử dụng kết quả xổ số để làm kết quả xác định trúng thưởng, làm căn cứ để tặng, thưởng trong các chương trình khuyến mại theo hình thức quy định tại Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 9 Điều 92 Luật thương mại.
Hàng hóa dịch vụ nào không được khuyến mại hoặc dùng để khuyến mại?
Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các quy định cụ thể sau:
1. Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc) dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc), hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ bị cấm khuyến mại khác theo quy định của pháp luật.
3. Tiền có thể được sử dụng như hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại trừ các trường hợp khuyến mại theo quy định tại các Điều 8, Điều 10, Điều 11 Nghị định 81/2018/NĐ-CP.
Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại?
1. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8, Khoản 2 Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định 81.
2. Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định 81.
3. Giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, giá trị được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm công bố;
b) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, giá trị được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
4. Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) thì áp dụng hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là 100%. Hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại 100% cũng được áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Chương trình khuyến mại tập trung theo quy định tại Khoản 4 Điều này gồm:
a) Chương trình do cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) chủ trì tổ chức, trong một khoảng thời gian xác định, theo hình thức giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của Quốc gia, của địa phương. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung. Mọi thương nhân đều được quyền tham gia vào các chương trình;
b) Các đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động, gồm:
– Đợt Tết Âm lịch: 30 ngày ngay trước ngày đầu tiên của năm Âm lịch;
– Các ngày nghỉ lễ, tết khác. Thời hạn khuyến mại của từng đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết không được vượt quá thời gian nghỉ của các dịp lễ, tết tương ứng theo quy định của pháp luật lao động.
Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại như sau:
“1. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
2.Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%. Mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3.Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho:
a) Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;
b) Hàng thực phẩm tươi sống;
c) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.”
Như vậy theo quy định trên thì mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
Dịch vụ đăng ký chương trình khuyến mại tại Đại Lý Thuế Gia Lộc
Đại Lý Thuế Gia Lộc là một công ty luật chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, bao gồm cả đăng ký chương trình khuyến mại.
Để đăng ký chương trình khuyến mại, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến chương trình khuyến mại như: quy định về giá cả, hình thức khuyến mại, thời gian áp dụng, đối tượng được áp dụng khuyến mại, phương thức quảng cáo khuyến mại,…
Các luật sư của Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình đăng ký chương trình khuyến mại và đảm bảo việc đăng ký đầy đủ các thông tin và thủ tục cần thiết để tránh vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, Đại Lý Thuế Gia Lộc cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý khác như: thành lập công ty, thay đổi giấy phép kinh doanh, quản lý văn bản pháp lý, giải quyết tranh chấp pháp lý,…
Mong rằng thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc cần thêm thông tin, đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc liên hệ trực tiếp với Đại Lý Thuế Gia Lộc để được tư vấn chi tiết hơn.
Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Giấy phép Doanh nghiệp
- Dự án Giấy phép
- Dịch vụ Giấy phép
- Profile Đại Lý Thuế Gia Lộc
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc